Public Cloud là gì? Public Cloud và Private Cloud khác nhau thế nào?
Public Cloud là gì?
Public Cloud hay còn gọi là đám mây công cộng, đây là một mô hình dịch vụ phụ thuộc vào những nền tảng điện toán đám mây (cloud computing) được tạo ra bởi 1 bên thứ 3 thông qua mạng internet công cộng đến người sử dụng. Public cloud không giới hạn đối tượng sử dụng, có thể là bất cứ ai từ cá nhân cho đến doanh nghiệp.
Với public cloud, các nhà cung cấp xây dựng những tài nguyên như là bộ nhớ có sẵn, ứng dụng, máy ảo cho công chúng dùng trên internet. Sử dụng những đám mây này có 2 hình thức là trả phí và miễn phí. Đối với dịch vụ trả phí cũng đều áp dụng mô hình pay-per-usage (trả phí dựa theo dung lượng sử dụng).
Lợi ích và đặc tính của Public Cloud
- Khả năng mở rộng tối đa
Các tài nguyên đám mây theo nhu cầu người dùng luôn sẵn sàng trên kho tài nguyên khổng lồ của Public Cloud và Privated Cloud. Nhờ ấy mà các ứng dụng chạy trên public cloud có thể phản ứng tức thì với các biến động, thay đổi trong quá trình hoạt động.
- Mức độ tin tưởng
Số lượng máy chủ và mạng không giới hạn tham gia vào quá trình tạo các public cloud và cấu hình dự phòng cho phép các đám mây vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi một thành phần vật lý nào đó bị lỗi và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại.
- Hiệu quả về chi phí
Public cloud tập hợp các cấp độ tài nguyên lớn hơn lại với nhau, nhờ vậy mà ai dùng nó đều có thể được hưởng lợi từ 1 cơ cấu quy mô tài nguyên lớn nhất. Sự vận hành và quản lý tập trung tất cả các tài nguyên cơ bản đều được chia sẻ trên các dịch vụ đám mây tiếp nối nhau trong khi các thành phần như máy chủ lại đòi hỏi cấu hình ít riêng biệt hơn.
- Tính linh hoạt
Vô số các dịch vụ IaaS, PaaS, SaaS có sẵn trên thị trường theo mô hình public cloud cho phép sẵn sàng truy cập từ thiết bị hỗ trợ internet nào. Các dịch vụ này có thể đáp ứng gần như tất cả các yêu cầu cho người dùng cũng như mang đến nhiều lợi ích cho tất cả các khách hàng và cá nhân.
SaaS – phần mềm như một dịch vụ: Ở mô hình này, nhà cung cấp bên thứ ba sở hữu các ứng dụng và cung cấp cho khách hàng qua internet.
PaaS – nền tảng như một dịch vụ: Nhà cung cấp bên thứ ba cung cấp các công cụ phần ứng và phần mềm. Thường là những công cụ cần thiết cho phát triển ứng dụng – người dùng, khách hàng như một dịch vụ.
IaaS – cơ sở hạ tầng như một dịch vụ: Trong đó, nhà cung cấp dich vụ cung cấp các tài nguyên máy tính ảo hóa như máy chủ ảo và kho lưu trữ qua mạng internet.
- Hiệu quả về chi phí
Public Cloud tập hợp các cấp độ tài nguyên lớn hơn lại với nhau, nhờ vậy mà bất kỳ ai dùng nói đều có thể được hưởng lợi từ 1 cơ cấu quy mô tài nguyên lớn nhất. Sự vận hành và quản lý tập trung tất cả các tài nguyên cơ bản đều được chia sẻ trên các dịch vụ đám mây tiếp nối nhau trong khi các thành phần như máy chủ đòi hỏi cấu hình ít riêng biệt hơn.
- Không ràng buộc về vị trí, địa điểm
Tính sẵn sàng của các dịch vụ đám mây công cộng được tạo ra là nhờ các kết nối internet. Điều này đảm bảo rằng các dịch vụ luôn sẵn sàng cho dù bạn có ở bất cứ nơi đâu. Điều kiện cần duy nhất chỉ là kết nối mạng mà thôi. Điều này tạo ra các cơ hội làm việc tuyệt vời, chẳng hạn như có thể truy cập được vào cơ sở hạ tầng CNTT từ xa hoặc cùng làm việc trên tài liệu trực tuyến từ những địa điểm khác nhau.
So sánh Public Cloud và Private Cloud
Public Cloud và Privated Cloud là 2 loại hình đám mây phổ biến nhất. Vậy, Public Cloud và Privated Cloud khác nhau thế nào?
Privated Cloud là gì?
Các đám mây riêng – Privated Cloud hay còn được gọi là đám mây nội bộ, đám mây doanh nghiệp. Nó sẽ nằm trong mạng nội bộ hoặc trung tâm dữ liệu của công ty, nơi mà tất cả dữ liệu của doanh nghiệp được bảo vệ sau tường lửa. Privated cloud sẽ là lựa chọn tuyệt với cho những công ty có sẵn các trung tâm dữ liệu đắt tiền khi có thể tận dụng được chính cơ sở hạ tầng hiện tại.
Nhưng nhược điểm của Privated Cloud đó là tất cả các công việc quản lý, bảo trì và nâng cấp các trung tâm dữ liệu hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của công ty. Theo thời gian, các máy chủ sẽ cần được thay thế và cần một khoản chi phí tốn kém. Nhưng mặt khác, các đám mây riêng cung cấp một mức độ bảo mật cao hơn và rất ít hoặc gần như không chia sẻ tài nguyên với bất kỳ tổ chức nào.
Sự khác biệt giữa Public Cloud và Privated Cloud
- Chi phí
Không giống với Privated Cloud, Public Cloud thường tiết kiệm hơn nhờ cắt giảm các khoản chi phí đắt tiền từ việc mua, quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng phần cứng và các ứng dụng tại chỗ. Bởi công việc này đã có nhà cung cấp dịch vụ đám mây chịu trách nhiệm.
- Khả năng triển khai
Public Cloud được triển khai nhanh hơn so với triển khai cơ sở hạ tầng tại chỗ và cung cấp 1i nền tảng với khả năng mở rộng gần như vô hạn. Tuy nhiên với mô hình này, thì bảo mật vẫn là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp cần quan tâm. Thực tế là bạn không thể kiểm soát được sự an toàn của Public Cloud, nhưng tất cả dữ liệu của bạn vẫn tách biệt với những người khác là vi phạm an ninh xảy ra trên Public Cloud là rất hiếm.
Public Cloud được triển khai chính xác cũng có thể an toàn như một đám mây riêng được quản lý hiệu quả nhất. Vấn đề chính là nhà cung cấp có sử dụng đúng các phương thức bảo mật thích hợp hay không.
Tương tự như Privated Cloud, Public Cloud cũng có những lợi thế điểm mạnh, điểm yếu riêng. Dù vậy, cả hai loại hình đám mây này đều mang đến những lợi ích về hiệu quả và sự thúc đẩy kinh doanh không thể bàn cãi. Khi hiểu được 1 cách đầy đủ về mô hình Public Cloud và sự khác biệt của nó với Privated Cloud thì doanh nghiệp của bạn sẽ có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Mọi người cùng tìm kiếm: private cloud là gì, public cloud vs private cloud, cloud private, public cloud computing, cloud computing public cloud, cloud public, community cloud
Các gói dịch vụ Cloud VPS của KDATA mang đến cho bạn nhiều lựa chọn về hiệu suất cũng như khả năng lưu trữ, mọi nhu cầu về doanh nghiệp đều được đáp ứng. KDATA đảm bảo khả năng uptime lên đến 99,99%, toàn quyền quản trị và free backup hằng ngày. Tham khảo ngay các gói dịch vụ Cloud VPS:
👉 Liên hệ ngay KDATA hỗ trợ tận tình, support tối đa, giúp bạn trải nghiệm dịch vụ giá hời chất lượng tốt nhất