Bước sang năm 2025, xu hướng điện toán đám mây sẽ chứng kiến những chuyển biến lớn, từ vai trò hỗ trợ hạ tầng chuyển đổi số trở thành nền tảng trục tiếp cho những bước tiến công nghệ mang tính cách mạng như AI, điện toán biên, và điện toán lượng tử.
Việc mở rộng hàng loạt trung tâm dữ liệu đã đặt ra bài toán về tác động đến môi trường. Đến năm 2030, lượng điện trung tâm dữ liệu tiêu thụ có thể tăng gần gấp đôi và đồng nghĩa với mức phát thải CO2 khổng lế.
Trước bối sự siết chặt từ các quy định như EU Energy Efficiency Directive, các nhà cung cấp buộc phải đầu tư vào hà điện xanh, dùng năng lượng tái tạo và các giải pháp giám sát hiệu quản hạ tầng.
FinOps cũng đang trở thành xu hướng vàng khi giúc doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, vừa hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới khí hậu.
AI vẫn sẽ là trung tâm trong xu hướng điện toán đám mây 2025, nhưng với nhiều rào cản hơn. Chẳng hạn, EU đã ban hành các đạo luật nghiêm ngặt nhằm kiểm soát những ứng dụng nhận diện không an toàn. Doanh nghiệp buộc phải đi theo hướng AI có đạo đức, minh bạch và tuân thủ.
Năm 2025 cũng là năm của AI Agents – các tác nhân AI tự động hoàn thành nhiệm vụ phức tạp. Theo PwC, AI Agents sẽ tăng đôi năng suất làm việc nhờ khả năng hợp tác giữa người và máy.
Song song đó, AI-as-a-Service trở thành mô hình được ưa chuộng, cho phép doanh nghiệp truy cập nhanh các dịch vụ AI trên nền tảng cloud mà không cần đầu tư hạ tầng mới.
Công nghệ mạng 5G sẽ mở rộng tiềm năng cho điện toán biên, giúc xử lý dữ liệu ngay tại thiết bị. Khi kết hợp edge computing và 5G, các thiết bị IoT như xe tự lái, robot, thiết bị y tế tự động có thể phản hồi tức thời theo ngữ cảnh thực.
Trong nhiều ngành như logistics, bệnh viện hay nhà máy thông minh, xu hướng sẽ nghiên về edge-first: phân tích tại chỗ trước khi đẩy dữ liệu lên cloud.
Dù chưa phổ biến rộng rãi, điện toán lượng từ đang chứng tỏ tiềm năng thông qua các mô hình Quantum-as-a-Service. Cloud là bệ đệ quy mô hoàn hảo giúp doanh nghiệp truy cập nhanh vài qubit từ xa, dù chưa có thiết bị phân tử.
IBM, Google, Microsoft và nhiều ông lớn đã ra mắt nền tảng quantum cloud, cho phép mô phỏng phản ứng hóa học, giải quyết các bài toán về AI, tối ưu logistics và mã hóa.
Doanh nghiệp đang dần dịch chuyển từ mô hình truyền thống sang Cloud Native để linh hoạt hơn trong triển khai và tối ưu hóa chi phí. Gartner dự báo chi tiêu cho dịch vụ public cloud sẽ vượt mốc 700 tỷ USD vào năm 2025.
Tuy nhiên, an ninh và quyền kiểm soát vẫn là nỗi lo của nhiều tổ chức. Do đó, hybrid cloud và private cloud sẽ tiếp tục được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu linh hoạt và đảm bảo compliance.
Từ tính bền vững, AI, đến điện toán lượng từ, những xu hướng điện toán đám mây trong năm 2025 hứa hẹn sẽ định hình lại cách doanh nghiệp vận hành, tối ưu và sáng tạo. Ai nắm bắt xu hướng, người đó sẽ dẫn đầu trên con đường chuyển đổi số.
Tips: Tham gia Channel Telegram KDATA để không bỏ sót khuyến mãi hot nào