Bandwidth là gì? Tất tần tật kiến thức cơ bản về Băng thông

Bandwidth nghĩa là gì?

Bandwidth là gì? Tất tần tật kiến thức cơ bản về Băng thông (1)

Bandwidth hay băng thông là một thuật ngữ được sử dụng hiện nay trong ngành công nghệ Internet và lưu trữ web, dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền tải trong một giây. Bandwidth cũng đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền.

Trong lĩnh vực mạng máy tính thì bandwidth được đo bằng đơn vị bps (bit trên giây). Những mạng máy tính hiện nay sẽ có tốc độ băng thông lên đến Mbps (hàng triệu bit trên giây) hoặc Gbps (tỉ bit trên giây).

Riêng với website thì bandwidth được dùng để mô tả lượng dữ liệu tối đa mà người dùng được phép upload, download, trao đổi qua lại giữa web và máy tính của bạn trong một đơn vị thời gian. Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản rằng đây là thông số chỉ dung lượng tối đa mà web của bạn sẽ truyền tải mỗi tháng.

Các dạng băng thông mà bạn cần biết hiện nay

Tùy theo tiêu chí nhưng hiện nay băng thông được chia thành một số dạng gồm:

Theo phạm vi sử dụng:

  • Bandwidth trong nước: Thích hợp cho các mạng nội bộ, dùng để trao đổi, tương tác máy chủ trong cùng một nước.
  • Bandwidth quốc tế: Dùng để trao đổi, tương tác máy chủ giữa nhiều nước.

Theo dung lượng sử dụng:

  • Bandwidth được cam kết: Loại này sẽ được cung cấp một dung lượng cố định để kết nối mạng. Nếu sử dụng hết băng thông thì bạn phải trả thêm tiền để sử dụng.
  • Bandwidth được chia sẻ: Có thể sử dụng cho nhiều máy chủ để hạn chế tình trạng server bị đơ.
  • Bandwidth riêng: Trả phí cho phần bandwidth đã sử dụng mà không cần phải chia sẻ với người khác.

Phương pháp và đơn vị đo lường băng thông

Bandwidth là gì? Tất tần tật kiến thức cơ bản về Băng thông (2)

Về đơn vị đo

Bandwidth có đơn vị đo ban đầu bằng bit trên giây (bps). Nhưng do hiện nay bandwidth đã lớn hơn nhiều nên nó đã được đo bằng các đơn vị khác như Megabit/giây (Mbps), Gigabit/giây (Gbps), Terabit/giây (Tbps). Cụ thể là:

  • Kilobit = 1.000 bits.
  • Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits.
  • Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
  • Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.

Phía sau Terabit thì còn có Petabit, Exabit, Zettabit và Yottabit. Và mỗi đơn vị này sẽ gấp 10 lần đơn vị đo liền trước nó.

Bên cạnh đó, băng thông còn được biểu thị bằng Byte/giây (Bps). Chẳng hạn 100 Megabyte mỗi giây sẽ được biểu thị bằng 100 MB/ s hoặc 100 MBps.

Về phương pháp đo

Những công cụ dùng để đo bandwidth phổ biến gồm Test TCP (TTCP) và PRTG Network Monitor:

  • TTCP: Là tiện ích đo lường thông lượng trên mạng IP Networks giữa hai máy chủ. Trong đó, một máy chủ có vai trò là bên nhận và một máy có vai trò là bên gửi. Mỗi bên sẽ hiển thị số Byte được truyền và thời gian để gói tin chuyển đi một chiều.
  • PRTG: Cung cấp biểu đồ và giao diện đồ họa để đo xu hướng băng thông trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, nó còn có thể đo lưu lượng giữa các giao diện khác nhau.

Để đo Bandwidth thì tổng lưu lượng nhận và gửi đi sẽ được tính trong khoảng thời gian cụ thể. Sau đó, kết quả của phép đo sẽ được biểu thị dưới dạng số trên giây.

Ảnh hưởng của băng thông host đối với website và SEO

Bandwidth là gì? Tất tần tật kiến thức cơ bản về Băng thông (3)

Đối với SEO

Nếu một website thường bị mất tín hiệu sẽ ảnh hưởng đến SEO. Chẳng hạn như trang không tải được, load chậm, mất hình ảnh,… điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của web.

Như vậy, khi đó người dùng sẽ nhanh chóng thoát khỏi trang của bạn vì tốc độ chậm, gây ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn trên thanh công cụ tìm kiếm.

Đối với website

Một website được thiết kế chuyên nghiệp nhưng nếu đường truyền dữ liệu bị ngắt quãng thì sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xử lý yêu cầu của khách. Nếu băng thông rộng, nó sẽ cho phép lượng lớn người dùng truy cập vào trang web của bạn trong cùng một thời điểm mà không gặp phải bất kỳ vấn đề nào.

Cách kiểm tra tốc độ băng thông mạng mà bạn có thể thực hiện ngay

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tốc độ băng thông mạng bằng những cách đơn giản sau:

Cách 1: Kiểm tra thông qua tốc độ tải.

Với cách này, bạn chỉ cần kết nối máy tính của mình với router bằng một dây cáp. Sau  đó chọn máy chủ Việt Nam cho phép tải dữ liệu xuống nhưng không giới hạng băng thông. Tải files từ web đó về và tiến hành so sánh tốc độ download trên thực tế và lý thuyết. Nếu không chênh lệch nhiều thì có nghĩa nhà mạng cung cấp đúng như cam kế

Cách 2: Kiểm tra bằng phần mềm.

Bạn truy cập vào website Speedtest.com và chọn Begin Test và chờ khoảng 15-30s để có kết quả. Nếu dùng Ping càng nhỏ sẽ thể hiện đường truyền càng mượt. Upload Speed chính là tốc độ tải lên và Download Speed là tốc độ tải xuống.

Tốc độ trang và Bandwidth khác nhau thế nào?

Nhiều người hay nhầm lẫn tốc độ trang và bandwidth. Cụ thể bandwidth dùng để thể hiện số lượng dữ liệu (data) có thể được download hoặc upload từ máy tính của bạn. Còn về tốc độ trang hay tốc độ Internet chính là độ nhanh chậm của dữ liệu được truyền tải.

Các nhà cung cấp dịch vụ (ISPs) sẽ giới hạn băng thông download và upload khác nhau. Băng thông upload thường thấp hơn download bởi hầu hết hành vi của người dùng trên internet là download dữ liệu.

Như vậy, trên là những thông tin về bandwidth là gì mà bạn cần biết khi bắt đầu quản trị website. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho bạn trong thời gian tới, còn bây giờ, nếu có thắc mắc nào hãy comment bên dưới để KDATA giải đáp nhé.

Mọi người cùng tìm kiếm: bandwidth là gì, bandwidth, band width là gì, bandwidth la gì, bandwith là gì, bandwith

Các gói dịch vụ Cloud VPS của KDATA mang đến cho bạn nhiều lựa chọn về hiệu suất cũng như khả năng lưu trữ, mọi nhu cầu về doanh nghiệp đều được đáp ứng. KDATA đảm bảo khả năng uptime lên đến 99,99%, toàn quyền quản trị và free backup hằng ngày. Tham khảo ngay các gói dịch vụ Cloud VPS:

https://kdata.vn/cloud-vps

👉 Liên hệ ngay KDATA hỗ trợ tận tình, support tối đa, giúp bạn trải nghiệm dịch vụ giá hời chất lượng tốt nhất