Bạn đã biết IIOT, IOT là gì? Sự khác biệt giữa IOT và IIOT hay chưa?

Có thể nói rằng IIOT và IOT được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày nhưng nếu chúng ta không hiểu biết về chúng thì không thể nhận ra. Và đương nhiên giữa chúng có nhiều điểm khác biệt rõ rệt chứ không giống nhau tuyệt đối.

Chuyển đổi số (Digital Transformation) đang diễn ra mạnh mẽ trong các tổ chức/doanh nghiệp. Chính vì thế mà IOT và IIOT là 2 khái niệm được nhắc đến nhiều nhất. Hãy cùng chúng tôi xem xét cụ thể. 

Industrial Internet of Things (IIOT) là gì? 

Industrial Internet of Things (IIOT) là mạng các thiết bị thông minh có khả năng tính toán riêng, được kết nối với các hệ thống dạng thu thập, giám sát, trao đổi và phân tích dữ liệu ở cấp độ ngành. Trọng tâm chính của IIOT là tập trung vào các ứng dụng công nghiệp như sản xuất, nhà máy điện, nông nghiệp, dầu khí.

Bạn đã biết IIOT, IOT là gì? Sự khác biệt giữa IOT và IIOT hay chưa?1

Industrial Internet of Things là một phần hay có thể nói là một tập hợp con của Internet of Things, tức là IIOT thuộc IOT, chủ yếu tập trung vào các ứng dụng công nghiệp. Các thiết bị thông minh đóng một vai trò quan trọng trong IIOT, giúp truyền đạt thông tin quan trọng theo cách tốt hơn, đồng thời phân tích và nắm bắt dữ liệu trong thời gian thực. Sử dụng IIOT, các quyết định kinh doanh có thể được đưa ra nhanh chóng và chính xác hơn. IIOT cũng giúp phát triển công ty bằng cách hiểu quy trình kinh doanh theo cách tốt hơn và làm chúng trở nên hiệu quả hơn.


Internet of Things (IOT) là gì? 

Internet of Things (IOT) là việc kết nối những thiết bị hay mạng có đặc điểm nhận dạng riêng và được kết nối với Internet, nhúng với các cảm biến, thiết bị điện tử và phần mềm cho phép nó thu thập và trao đổi dữ liệu qua Internet mà không cần bất kỳ sự tương tác nào của con người.

Bạn đã biết IIOT, IOT là gì? Sự khác biệt giữa IOT và IIOT hay chưa? 2

Mục tiêu chính của IOT là chuyển đổi một thiết bị bình thường không có khả năng xử lý thành một thiết bị thông minh hơn, có khả năng tính toán riêng để chúng có thể trao đổi dữ liệu qua Internet và cũng cho phép thiết bị truyền dữ liệu thời gian thực mà không cần đến con người. Sử dụng IOT, bạn có thể kết nối các đối tượng mà bạn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như bộ điều nhiệt, máy bơm tưới tiêu, thiết bị nhà bếp, TV với Internet. Ví dụ, bóng đèn có thể bật bằng ứng dụng điện thoại thông minh là thiết bị IoT.

- Ưu điểm

+ Truy cập thông tin từ mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị.

+ Cải thiện việc giao tiếp giữa các thiết bị điện tử được kết nối.

+ Chuyển dữ liệu qua mạng Internet giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

+ Tự động hóa các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

- Nhược điểm

+ Khi nhiều thiết bị được kết nối và nhiều thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị, thì hacker có thể lấy cắp thông tin bí mật cũng tăng lên.

+ Các doanh nghiệp có thể phải đối phó với số lượng lớn thiết bị IoT và việc thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó sẽ là một thách thức.

+ Nếu có lỗi trong hệ thống, có khả năng mọi thiết bị được kết nối sẽ bị hỏng.

+ Vì không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT, rất khó để các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau giao tiếp với nhau.

Phân biệt dự khác nhau giữa IIOT và IOT

Tiếp theo đây, cùng xem tiếp những điểm khác nhau giữa IOT và IIOT nhé.

Bạn đã biết IIOT, IOT là gì? Sự khác biệt giữa IOT và IIOT hay chưa?3

STT IIOT IOT
1 Tập trung vào các ứng dụng công nghiệp như sản xuất, nhà máy điện, dầu khí, v.v. Tập trung vào các ứng dụng chung khác, từ thiết bị đeo thông minh đến robot và máy móc.
2 Sử dụng những thiết bị quan trọng được kết nối qua mạng, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc các tình huống khẩn cấp khác khi hỏng hóc, do đó sử dụng các cảm biến nhạy và chính xác hơn. Việc triển khai bắt đầu với quy mô nhỏ nên không cần lo lắng về các tình huống nguy hiểm đến tính mạng.
3 Xử lý với các mạng quy mô lớn Xử lý với các mạng quy mô nhỏ
4 Có thể được lập trình từ xa, tức là, cung cấp khả năng lập trình on-site từ xa. Cung cấp khả năng lập trình off-site dễ dàng.
5 Xử lý dữ liệu từ trung bình đến cao Xử lý khối lượng dữ liệu rất lớn
6 Yêu cầu bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu Yêu cầu danh tính và quyền riêng tư
7 Cần những yêu cầu nghiêm ngặt Cần những yêu cầu vừa phải
8 Có vòng đời rất dài Có vòng đời sản phẩm ngắn
9 Có độ tin cậy cao Độ tin cậy kém hơn
     

 

Chắc chắn khi đã đọc đến đây thì bạn đã biết IIOT là gì, IOT là gì? và hiểu rõ được sự khác biệt giữa IOT & IIOT, phân biệt chúng không quá khó phải không nào? Đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích của chúng tôi nha! 

Nguồn bài: Tổng hợp 

Các gói dịch vụ Cloud VPS của KDATA mang đến cho bạn nhiều lựa chọn về hiệu suất cũng như khả năng lưu trữ, mọi nhu cầu về doanh nghiệp đều được đáp ứng. KDATA đảm bảo khả năng uptime lên đến 99,99%, toàn quyền quản trị và free backup hằng ngày. Tham khảo ngay các gói dịch vụ Cloud VPS:

https://kdata.vn/cloud-vps

👉 Liên hệ ngay KDATA hỗ trợ tận tình, support tối đa, giúp bạn trải nghiệm dịch vụ giá hời chất lượng tốt nhất