Xây dựng website cần những gì? Quy trình các bước tạo website?
Việc sở hữu một website ngày nay không chỉ giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp khẳng định sự hiện diện trên môi trường số mà còn là công cụ mạnh mẽ để kết nối với khách hàng, xây dựng thương hiệu, và phát triển kinh doanh.
Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu, việc xây dựng một website có thể dường như là nhiệm vụ khó khăn. Để giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình này, bài viết sẽ giải đáp câu hỏi "Xây dựng website cần những gì?" và cung cấp chi tiết các bước để tạo nên một trang web chuyên nghiệp, từ việc lên ý tưởng, chọn tên miền, đến quá trình thiết kế và tối ưu nội dung.
Bước 1: Lên ý tưởng, xác định mục tiêu cho website
Điều đầu tiên khi xây dựng một website chính là lên ý tưởng và xác định mục tiêu. Cần xác định xem website của mình là để bán hàng, cung cấp thông tin hay giải trí? Bạn muốn truyền tải gì qua những nội dung trang này? Từ đó, bạn có thể tạo ra được một website đi đúng hướng mình mong muốn.
Dưới đây là một số loại website phổ biến nhất hiện nay:
- Website bán hàng online: So với cửa hàng vật lý, các cửa hàng online ngày càng được ưa chuộng bởi sự thuận tiện mà nó mang lại. Bạn có thể bán bất cứ sản phẩm công nghệ, sản phẩm vật lý hay kỹ thuật số nào đến bất kỳ nơi đâu trên toàn cầu.
- Blogs: Đã có rất nhiều người thành công với việc bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách tạo ra một blog. Blog có thể viết rất nhiều chủ đề (du lịch, ẩm thực, sách, sức khỏe, làm đẹp ...), có thể phục vụ cho việc kinh doanh hoặc đơn giản là cho sở thích của bạn
- Website giáo dục: Nếu bạn đam mê và thành thạo một chủ đề nào vậy thì việc tạo một trang web về giáo dục có thể giúp bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Bạn có thể tạo riêng cho mình khóa học online hoặc là website dạnh chỉ cho thành viên. Tại sao lại không nhỉ?
- Website tin tức: Mặc dù rất khó để cạnh tranh được với các trang báo chính thống nhưng nếu bạn có thể đưa lên những tin tức hay đăng các câu chuyện nóng hổi, hấp dẫn thì đây vẫn là một thị trường thú vị bạn có thể xem xét.
- Cộng đồng online: Việc xây dựng site cộng đồng tốn rất nhiều thời gian nên nếu bạn có ý định làm thì nên bắt đầu càng sớm càng tốt.
- Trang web danh mục sản phẩm (porfolios): Bằng cách đưa ra những dự án bạn đã làm lên website, đây được xem là một trong những kênh giao tiếp hữu hiệu với khách hàng và đối tác tiềm năng. Hơn nữa, một trang portfolios online sẽ tăng tính chuyện nghiệp và tạo ra được lợi thế đáng kể đối với các cuộc phỏng vấn, các đợt đấu thầu, các kế hoạch kinh doanh.
Sau khi bạn đã xác định được ý tưởng chính trong đầu, việc chọn website hosting và tên miền cho website sẽ dễ dàng hơn.
Bước 2: Đăng ký tên miền
Trước khi tạo website, bạn cần có một tên miền hấp dẫn trước đã. Tên miền (hay còn gọI là Domain) là địa chỉ của trang web để mọi người có thể truy cập. Nó cũng giống như địa chỉ nhà của bạn vậy, khách hàng phải nhớ nó để gõ vào trình duyệt. Vì vậy bạn cần lựa chọn kỹ càng trước khi mua.
Hãy tìm tên nào hấp dẫn và hay như Google.com hay Facebook.com vậy đó. Trang web của bạn có một khởi đầu thuận lợi hay không là nhờ nó.
Để chọn được tên miền khiến bạn hài lòng ở thời điểm hiện tại khá là khó, tuy nhiên bạn có thể tham khảo các mẹo sau:
- Càng ngắn càng tốt: Dễ nhớ, dễ khó địa chỉ
- Gắn liền với thương hiệu: Giúp khách hàng hình dung được công việc kinh doanh của bạn là gì
- Chọn đúng miền mở rộng: Tức là bạn cần chọn .com, .net, .org hay các miền mở rộng khác
- Dễ phát âm: Dễ truyền miệng
- Tránh sử dụng số và dấu gạch ngang: Việc thêm các ký tự như vậy sẽ khiến tên miền của bạn rất dễ bị gõ sai
>>> Xem thêm: Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký tên miền website
Bước 3: Mua Hosting
Có thể hiểu cơ bản như sau: Hosting là nơi bạn đặt toàn bộ files của website vào trong đó, để trình duyệt của khách truy cập có thể tải dữ liệu khi cần. Domain, mặt khác là một địa chỉ độc nhất bạn chọn, liên quan đến thương hiệu của bạn để khách có thể gõ domain name đó lên trình duyệt. Tóm lại, mối quan hệ giữa Domain và Hosting là vô cùng mật thiết. Để website hoạt động được cần phải có cả hai.
Việc chọn mua Hosting bạn cần xem xét vị trí địa lý của nhóm đối tượng phục vụ chính. Bởi khoảng cách địa lý giữa máy chủ hosting và khách truy cập càng ngắn thì tốc độ tải trang sẽ nhanh hơn và trải nghiệm người dùng sẽ tốt hơn.
Tức là, nếu khách truy cập từ Việt Nam, bạn nên chọn nhà cung cấp hosting trong nước như KDATA. Và ngược lại, nếu khách quốc tế là chủ yếu bạn nên chọn nhà cung cấp hosting nước ngoài như HawkHost, StableHost hay DreamHost.
Các loại thông dụng thường gặp nhất có thể kể đến là: Shared Hosting, VPS Hosting, Dedicated Server Hosting và Cloud Hosting. Bạn có thể tìm hiểu về các loại hosting TẠI ĐÂY trước khi quyết định chọn mua.
Bước 4: Chọn cách thức và công nghệ để tạo lập 1 website
Cách 1: Thuê thiết kế website
Việc tự tạo một 1 trang chuyên nghiệp với nhiều cấu trúc và chúc năng không hề đơn giản đối với những người không chuyên về lập trình. Vì vậy thuê các đơn vị thiết kế website là sự lựa chọn của rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp hiện nay.
Một website chuyên nghiệp cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Chuẩn di động với công nghệ Responsive,
- Chuẩn SEO từ cấu trúc HTML tới các yếu tố SEO
- Khả năng chuẩn UX đáp ứng nhu cầu của người dùng
- Đặc biệt là tính năng hoạt động trơn chu, hiệu quả để đáp ứng khách hàng cũng như nhu cầu quản trị.
- Đi kèm với đó là Design thiết kế giao diện cần sự hỗ trợ của nhiều con mắt thẩm mỹ cao.
- ...
Cách 2: Tự tạo website với CMS WordPress
Hiện nay có rất nhiều CMS giúp bạn làm website, thiết kế trang web và tạo nội dung một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không cần phải có nhiều kiến thức về lập trình. Trong đó, CMS phổ biến và được yêu thích sử dụng hơn cả là Wordpress.
Nó hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ và có quá trình sử dụng rất dễ hiểu, dễ làm. Bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một website hoàn chỉnh, như ý chỉ sau một vài thao tác đơn giản.
Cách 3: Tự code trang web
Ngoài CMS và các công cụ tạo website bằng AI, còn một cách tạo trang web khác chính là code tay. Phương án này không phải là lựa chọn phổ biến bởi nó đòi hỏi kiến thức về lập trình và thiết kế website.
Tuy nhiên, đây là cách thức tạo trang web thủ công và truyền thống nhất. Bạn sẽ có thể hiểu được cách một website được tạo ra và hoạt động, có thể khám phá từng ngóc ngách, khả năng của lập trình, thiết kế web, cũng như có thể tự mình sửa các lỗi để website hoạt động như ý. Những ai có niềm đam mê với thiết kế web có thể tạo website bằng các code tay này.
Bước 5: Lên kế hoạch phát triển trang web
- Phát triển nội dung cho website
Website được ví như hình ảnh thu nhỏ của các doanh nghiệp, tổ chức. Vì thế, các thông tin hiển thị trên website sẽ là thước đo để khách hàng đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp bạn.
Để thông tin thể hiện trên website có điểm nhấn và thu hút khách hàng như là ở lại website lâu hơn hay là quyết định mua sản phẩm/ dịch vụ, bạn cần phải lên kế hoạch và phát triển chiến lược nội dung. Điều này rất quan trọng bởi nó không chỉ giúp định hướng thông tin trên web một cách rõ ràng mà còn giúp bạn triển khai nội dung đúng hướng và dễ dàng hơn.
- Phát triển website với Marketing Online
Việc xây dựng website để giới thiệu doanh nghiệp là hoàn toàn đúng nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì bạn đã bỏ lỡ gần như 90% những điều cần khai khác ở 1 website và lãng phí đi số tiền của bạn.
Tùy thuộc vào lĩnh vực khác nhau thì bạn có thể áp dụng các hình thức Marketing Online cho website của mình bao gồm (SEO, Google Ads và tích hợp chuyển đổi từ Facebook Ads sang Website,…)
- Công cụ hỗ trợ phân tích Website sau khi tạo trang web
Google Analytics: Công cụ hàng đầu trong phân tích traffic, số lượng người dùng truy cập vào website cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng trên website của bạn.
Google Search Console: Đây là dịch vụ miễn phí mà Google cung cấp để giúp bạn theo dõi, duy trì và khắc phục sự cố liên quan đến sự hiện diện của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google.
Kết luận
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước từ việc lên ý tưởng, chọn nền tảng, thiết kế giao diện, đến tối ưu hóa nội dung và triển khai website, bạn đã sẵn sàng để đưa trang web của mình vào hoạt động.
Tuy nhiên, đừng quên rằng việc xây dựng website không chỉ dừng lại ở đây. Bạn cần thường xuyên cập nhật nội dung, bảo trì và cải tiến trang web để đáp ứng nhu cầu người dùng và xu hướng công nghệ.
Dù quá trình xây dựng website có thể đòi hỏi thời gian và công sức, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược hợp lý, website của bạn sẽ trở thành công cụ hiệu quả để phát triển thương hiệu và kinh doanh.
Mọi người cùng tìm kiếm: cách xây dựng trang web, các bước xây dựng website, xây dựng website, xây dựng website cần những gì, xây dựng 1 website cần những gì, xây dựng trang web, 1 website cần những gì, 1 trang web cần những gì, cần làm website, cách xây dựng 1 trang web
Với giá cực tốt, bạn sẽ sở hữu dịch vụ Cloud Hosting ổ SSD tốc độ cao, an toàn và bảo mật. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp bảng điều khiển cPanel dễ sử dụng và băng thông không giới hạn. Hãy trải nghiệm sự khác biệt với KDATA ngay hôm nay!
https://kdata.vn/cloud-hosting
👉 Liên hệ ngay KDATA hỗ trợ tận tình, support tối đa, giúp bạn trải nghiệm dịch vụ giá hời chất lượng tốt nhất