Các loại database phổ biến hiện nay, chọn cơ sở dữ liệu nào phù hợp?

Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, việc quản lý và lưu trữ dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của mọi doanh nghiệp và tổ chức. Việc lựa chọn một cơ sở dữ liệu phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất hệ thống mà còn đảm bảo an toàn và khả năng mở rộng trong tương lai. Bài viết này sẽ giới thiệu về các loại database phổ biến hiện nay.

Cơ sở dữ liệu database là gì?

Cơ sở dữ liệu là gì? Database là gì? Đó là một tập hợp được tổ chức với các thông tin dạng cấu trúc hoặc dữ liệu. Nó được lưu trữ trực truyến trong một hệ thống máy tính.

Các loại database phổ biến hiện nay, chọn cơ sở dữ liệu nào phù hợp? 1

Một cơ sở dữ liệu (database) thường sẽ được kiểm soát bởi hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (gọi tắt là DBMS). Dữ liệu và DBMS với những ứng dụng đã được liên kết vưới chúng sẽ được gọi là hệ thống cơ sở dữ liệu (hay rút ngắn là cơ sở dữ liệu).

Các loại database đang được sử dụng phổ biến hiện nay

Các loại database phổ biến hiện nay, chọn cơ sở dữ liệu nào phù hợp? 2

Phân theo mục đích sử dụng

Hiện nay, cơ sở dữ liệu (CSDL) được phân chia dựa trên mục đích sử dụng gồm các loại:

Cơ sở dữ liệu dạng file: Dữ liệu sẽ được lưu trữ dưới dạng file, có thể là text, ascii, hoặc *.dbf. Cơ sở dữ liệu dạng file thường dùng nhất chính là *.mdb Foxpro.

Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Dữ liệu được lưu trữ trong các bảng dữ liệu được hỗ trợ tính năng hướng đối tượng để lưu trữ hành vi của đối tượng. Mỗi một bảng được xem là một lớp dữ liệu, còn mỗi một dòng thì được xem là đối tượng. Một số hệ quản trị có cơ sở dữ liệu hướng đối tượng như: MS SQL, Oracle, Postgres.

Cơ sở dữ liệu quan hệ: Khi dữ liệu được lưu trữ trong các bảng thì thì chúng được gọi là các thực thể. Giữa những thực thể này có một mối liên hệ với nhau thì gọi là các quan hệ. Mỗi quan hệ như vậy sẽ có các thuộc tính và mỗi thuộc tính trong đó chính là khóa chính. Một số hệ quản trị có cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle, MySQL,…

Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng XML, định dạng này cung cấp thông tin mô tả về đối tượng thể hiện trong các tag. Đây là loại cơ sở dữ liệu với ưu điểm là lưu trữ được gần hết các loại dữ liệu khác nhau.

Cơ sở dữ liệu phân cấp: Dữ liệu sẽ được phân tán trên mạng máy tính ngang hàng và luôn được kiểm định. Một trường hợp của của cơ sở dữ liệu phân cấp chính là Bitcoin blockchain.

Cơ sở dữ liệu đám mây:  Là cơ sở dữ liệu được xây dựng cho môi trường ảo hóa, đám mây công cộng hoặc đám mây riêng. Cơ sở dữ liệu đám mây cung cấp nhiều lợi ích, chẳng hạn khả năng thanh toán cho dung lượng lưu trữ trên cơ sở mỗi lần sử dụng, khả năng mở rộng theo yêu cầu, tính sẵn sàng cao. Hiện nay, cơ sở dữ liệu đám mây được nhiều doanh nghiệp chọn lựa bởi tính bảo mật cao, hỗ trợ các ứng dụng kinh doanh trong việc triển khai các phần mềm dưới dạng dịch vụ cũng khá tốt.

Phân theo hệ điều hành

Ngoài ra, nếu theo hệ điều hành thì sẽ gồm các loại sau:

Cơ sở dữ liệu sử dụng hệ điều hành Linux: MySQL, MariaDB.

Cơ sở dữ liệu sử dụng hệ điều hành Windows: SQL Server – MSSQL.

Nếu phân loại cơ sở dữ liệu theo loại dữ liệu thì có thể chia thành CSDL cấu trúc, CSDL phi cấu trúc, CSDL bán cấu trúc.

Nếu phân loại theo hình thức lưu trữ, mô hình tổ chức thì có thể chia thành CSDL dạng tệp, CSDL quan hệ, CSDL phân cấp,…

Ưu điểm và nhược điểm của cơ sở dữ liệu

Ưu điểm:

  • Giảm thiểu sự trùng lặp thông tin, đảm bảo thông tin luôn nhất quán và toàn vẹn dữ liệu.
  • Đảm bảo dữ liệu sẽ được truy xuất theo nhiều cách khác nhau.
  • Nhiều người có thể sử dụng một cơ sở dữ liệu.

Nhược điểm:

  • Tính chủ quyền của dữ liệu đòi hỏi người khai thác cơ sở dữ liệu phải luôn cập nhật thông tin mới nhất cho CSDL.
  • Tính bảo mật và quyền khai khác thông tin của người sử dụng.
  • Vấn đề tranh chấp dữ liệu thường xảy ra bởi nhiều người dùng truy cập CSDL với các mục đích khác nhau. Cho nên rất cần một cơ chế ưu tiên sử dụng CSDL.
  • Đảm bảo an toàn dữ liệu khi có sự cố luôn là vấn đề nan giải. Bởi một hệ cơ sở dữ liệu sẽ đi cùng với một hệ thống phần cứng khổng lồ. Việc vận hành, đảm bảo không bị sự cố hay làm thế nào để tiết kiệm chi phí chính là bài toán được đặt ra cho nhiều doanh nghiệp.

Như vậy, các loại database rất đa dạng và được phân chia dựa trên các tiêu chí trên. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn chọn được một loại cơ sở dữ liệu phù hợp với dự án của mình.

Mọi người cùng tìm kiếm: các loại database, các loại cơ sở dữ liệu, các loại database phổ biến

Các gói dịch vụ Cloud VPS của KDATA mang đến cho bạn nhiều lựa chọn về hiệu suất cũng như khả năng lưu trữ, mọi nhu cầu về doanh nghiệp đều được đáp ứng. KDATA đảm bảo khả năng uptime lên đến 99,99%, toàn quyền quản trị và free backup hằng ngày. Tham khảo ngay các gói dịch vụ Cloud VPS:

https://kdata.vn/cloud-vps

👉 Liên hệ ngay KDATA hỗ trợ tận tình, support tối đa, giúp bạn trải nghiệm dịch vụ giá hời chất lượng tốt nhất