Tổng hợp lệnh Kali Linux từ A đến Z và lệnh thường dùng - P1

Dưới đây là danh sách lệnh Kali Linux từ A đến Z và một số lệnh thường dùng giúp bạn dễ dàng thao tác hơn với hệ điều hành này.

Kali Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, miễn phí, dựa trên Linux, được giới hacker, bảo mật, tester dùng rất nhiều. Hệ điều hành này hỗ trợ những công cụ để kiểm thử thâm nhập, quét lỗ hổng hệ thống, website, vì thế rất hữu ích trong việc học tập và nghiên cứu về bảo mật.

Tổng hợp lệnh Kali Linux từ A đến Z và lệnh thường dùng - P1

Lệnh Kali Linux

A

  • apropos: Tìm kiếm trang hướng dẫn sử dụng (giống man -k)
  • apt-get: Tìm kiếm và cài đặt gói phần mềm (Debian) hay dùng cho nâng cấp lớn
  • aptitude: Tìm kiếm và cài đặt gói phần mềm (Debian) hay dùng cho cập nhật thông thường
  • aspell: Kiểm tra chính tả
  • awk: Tìm và thay thế văn bản, sắp xếp/chỉ định/index cơ sở dữ liệu

B

  • basename: Bỏ (Strip) thư mục và hậu tố khỏi tên file
  • bash: GNU Bourne-Again Shell
  • bc: Ngôn ngữ tính toán với độ chính xác tùy ý
  • bg: Gửi đến background
  • break: Thoát khỏi vòng lặp
  • builtin: Chạy shell builtin
  • bzip2: Nén hoặc giải nén file được đặt tên

C

  • cal: Hiển thị lệnh
  • case: Thực hiện một lệnh có điều kiện
  • cat: Kết nối và in (hiển thị) nội dung của file
  • cd: Thay đổi thư mục
  • cfdisk: Vận hành partrition table cho Linux (có thể sửa, tạo phân vùng)
  • chgrp: Thay đổi quyền sở hữu nhóm
  • chmod: Thay đổi quyền truy cập
  • chown: Thay đổi sở hữu file và nhóm
  • chroot: Chạy lệnh với thư mục gốc khác
  • chkconfig: Các dịch vụ hệ thống (runlevel)
  • cksum: In CRC checksum và tính số byte
  • clear: Xóa màn hình terminal
  • cmp: So sánh 2 file
  • comm: So sánh hai file được sắp xếp theo dòng
  • command: Chạy lệnh - bỏ qua các hàm shell
  • continue: Tiếp tục lần lặp tiếp theo của vòng lặp
  • cp: Sao chép 1 hoặc nhiều file đến vị trí khác
  • cron: Daemon giúp thực thi các lệnh đã được lên lịch
  • crontab: Lên lịch chạy một lệnh vào thời gian sắp tới
  • csplit: Chia file thành các phần xác định theo ngữ cảnh
  • cut: Chia một file thành nhiều phần

D

  • date: Hiển thị hoặc thay đổi ngày và giờ
  • dc: Máy tính để bàn (hỗ trợ ký hiệu số học chính xác)
  • dd: Chuyển đổi và sao chép file, viết header đĩa, tạo các bản ghi boot (USB boot)
  • ddrescue: Công cụ khôi phục dữ liệu
  • declare: Khai báo biến và thuộc tính của chúng
  • df: Hiển thị dung lượng ổ đĩa trống
  • diff: Hiển thị sự khác biệt giữa hai file
  • diff3: Hiển thị sự khác biệt giữa 3 file
  • dig: Tra cứu DNS
  • dir: Liệt kê nội dung thư mục một cách tóm tắt
  • dircolors: Thiết lập màu cho `ls’
  • dirname: Chuyển đổi tên đường dẫn đầy đủ sang đường dẫn (path)
  • dirs: Hiển thị danh sách thư mục đã nhớ
  • dmesg: In kernel & thông báo driver
  • du: Ước lượng dung lượng file sử dụng

E

  • echo: Hiển thị thông báo trên màn hình
  • egrep: Tìm kiếm file cho các hàng phù hợp với biểu thức mở rộng
  • eject: Tháo các phương tiện di động như USB, ổ cứng gắn ngoài
  • enable: Kích hoạt hoặc vô hiệu hóa các lệnh shell builtin
  • env: Environment variables (Biến môi trường)
  • ethtool: Các cài đặt thẻ Ethernet
  • eval: Đánh giá vài lệnh/đối số
  • exec: Thực thi một lệnh
  • exit: Thoát khỏi shell
  • expect: Các ứng dụng được truy cập tự động, tùy ý thông qua terminal
  • expand: Chuyển đổi các tab thành khoảng trống (space)
  • export: Thiết lập một environment variable
  • expr: Đánh giá các biểu thức

F

  • false: Không làm gì cả, không thành công
  • fdformat: Định dạng cấp thấp một đĩa mềm
  • fdisk: Kiểm tra các phân vùng trên Linux
  • fg: Chuyển một công việc đến foreground
  • fgrep: Tìm kiếm file có các hàng khớp với chuỗi cố định
  • file: Xác định loại file
  • find: Tìm kiếm các file đáp ứng tiêu chí mong muốn
  • fmt: Định dạng lại đoạn văn bản
  • fold: Gộp văn bản để phù hợp với chiều rộng được chỉ định
  • for: Mở rộng các từ, và thực thi các lệnh
  • format: Format disk hoặc băng (tape)
  • free:Hiển thị dung lượng bộ nhớ đã sử dụng
  • fsck: Dò và sửa lỗi trên filesystem
  • ftp: File Transfer Protocol
  • function: Định nghĩa hàm macro
  • fuser: Xác định và ngắt tiến trình đang truy cập đến file

G

  • gawk: Tìm và thay thế văn bản trong file
  • getopts: Phân tích tham số theo vị trí
  • grep: Tìm kiếm file có dòng phù hợp với pattern đã cho
  • groupadd: Thêm user vào group
  • groupdel: Xóa group
  • groupmod: Chỉnh sửa group
  • groups: In tên group chứa user
  • gzip: Nén hoặc giải nén các file được đặt tên

H

  • hash: Nhớ tên đường dẫn đầy đủ của đối số tên
  • head: Cung cấp phần đầu tiên của file
  • help: Hiển thị trợ giúp cho lệnh được tích hợp
  • history: Lịch sử lệnh
  • hostname: In hoặc đặt tên hệ thống

I

  • iconv: Chuyển đổi bộ ký tự của file
  • id: In ID người dùng và group
  • if: Thực hiện lệnh theo điều kiện
  • ifconfig: Định cấu hình network interface (giao diện mạng)
  • ifdown: Dừng network interface
  • ifup: Khởi động network interface
  • import: Chụp màn hình máy chủ X và lưu hình ảnh vào file
  • install: Sao chép tập tin và thiết lập các thuộc tính

J

  • jobs: Liệt kê các công việc đang thực hiện
  • join: Nối các dòng trên một trường chung

K

  • kill: Ngừng tiến trình đang chạy
  • killall: Ngừng tiến trình theo tên

L

  • less: Hiển thị đầu ra một màn hình cùng một lúc
  • let: Tính toán trên các biến shell
  • ln: Tạo liên kết tượng trưng đến file
  • local: Tạo biến
  • locate: Tìm file
  • logname: In tên đăng nhập hiện tại
  • logout: Thoát shell đăng nhập
  • look: Hiển thị các dòng bắt đầu với chuỗi cho trước
  • lpc: Kiểm soát máy tín
  • lpr: Tắt máy in
  • lprint: In file
  • lprintd: Ngừng việc in
  • lprintq: Liệt kê hàng đợi in
  • lprm: Loại bỏ công việc trên hàng đợi in
  • ls: Liệt kê thông tin về file
  • lsof: Liệt kê file đang mở

M

  • make: Biên dịch lại một nhóm chương trình
  • man: Hướng dẫn sử dụng
  • mkdir: Tạo thư mục mới
  • mkfifo: Tạo các FIFO (pipe được đặt tên)
  • mkisofs: Tạo filesystem ISO9660/JOLIET/HFS lai
  • mknod: Tạo block hoặc ký tự cho một file đặc biệt
  • more: Hiển thị output một màn hình cùng lúc
  • mount: Mount một file hệ thống
  • mtools: Thao tác với các file MS-DOS
  • mtr: Chẩn đoán mạng (traceroute/ping)
  • mv: Di chuyển hoặc đổi tên các file hoặc thư mục
  • mmv: Di chuyển hoặc đổi tên nhiều file hoặc thư mục

N

  • netstat: Thông tin mạng
  • nice: Đặt mức độ ưu tiên cho lệnh hoặc công việc
  • nl: Đánh số dòng và viết filr
  • nohup: Chạy lệnh không bị treo
  • notify-send: Gửi thông báo trên màn hình
  • nslookup: Truy vấn DNS

O

  • open: Mở file bằng ứng dụng mặc định
  • op: Operator access

P

  • passwd: Sửa password của user
  • paste: Hợp nhất các dòng trong file
  • pathchk: Kiểm tra tính khả chuyển của tên file
  • ping: Kiểm tra kết nối Internet
  • pkill: Dừng tiến trình đang chạy
  • popd: Khôi phục giá trị trước đó của thư mục hiện tại
  • pr: Chuẩn bị file để in
  • printcap: Cơ sở dữ liệu máy in tiềm năng
  • printenv: In environment variable
  • printf: Định dạng và in dữ liệu
  • ps: Trạng thái tiến trình
  • pushd: Lưu và sau đó thay đổi thư mục hiện tại
  • pwd: Print Working Directory (In thư mục đang làm việc)

Q

  • quota Hiển thị dung lượng ổ đĩa đã sử dụng và các giới hạn
  • quotacheck Quét xem file sử dụng bao nhiêu dung lượng ổ đĩa
  • quotactl Đặt hạn ngạch ổ đĩa

R

  • ram: ram disk device
  • rcp: Sao chép tập tin giữa hai máy
  • read: Đọc một dòng từ đầu vào tiêu chuẩn
  • readarray: Đọc từ stdin vào một biến mảng
  • readonly: Đánh dấu biến/hàm là chỉ đọc - readonly
  • reboot: Khởi động lại hệ thống
  • rename: Đổi tên file
  • renice: Thay đổi mức độ ưu tiên của tiến trình đang chạy
  • remsync: Đồng bộ hóa các file từ xa qua email
  • return: Thoát hàm shell
  • rev: Đảo ngược các dòng của file
  • rm: Xóa file
  • rmdir: Xóa thư mục
  • rsync: Sao chép file từ xa (Đồng bộ hóa các cây file)

S

  • screen: Dồn kênh terminal, chạy shell từ xa thông qua ssh
  • scp: Sao chép an toàn (sao chép tập tin từ xa)
  • sdiff: Hợp nhất hai file tương tác
  • sed: Trình chỉnh sửa luồng
  • select: Chấp nhận dữ liệu nhập vào từ bàn phím
  • seq In: chuỗi số
  • set: Thiết lập các biến và hàm shell
  • sftp: Secure File Transfer Protocol
  • shift: Thay đổi thông số vị trí
  • shopt: Các tùy chọn shell
  • shutdown: Tắt hoặc khởi động lại Linux
  • sleep: Trì hoãn trong một thời gian nhất định
  • slocate: Tìm kiếm file
  • sort: Sắp xếp các file văn bản
  • source: Chạy các lệnh từ một file
  • split: Chia nhỏ file thành các phần có kích thước cố định
  • ssh: Secure Shell client (đăng nhập từ xa)
  • strace: Theo dõi cuộc gọi và tín hiệu hệ thống
  • su: Thay thế nhận dạng user
  • sudo: Thực thi lệnh dưới quyền root
  • sum: In checksum cho file
  • suspend: Tạm dừng thực hiện shell
  • symlink: Đặt tên mới cho file
  • sync: Đồng bộ hóa dữ liệu trên đĩa với bộ nhớ

T

  • tail: Xuất phần cuối của file
  • tar: Nén hoặc giải nén file .tar
  • tee: Chuyển hướng đầu ra sang nhiều tệp tin
  • test: Đánh giá một biểu thức điều kiện
  • time: Đo lường thời gian chạy của chương trình
  • times: Thời gian user và hệ thống
  • touch: Thay đổi timestamp của file
  • top: Liệt kê các tiến trình đang chạy trên hệ thống
  • traceroute: Theo dõi route đến Host
  • trap: Chạy lệnh khi một tín hiệu được thiết lập
  • tr: Dịch, hạn chế, và/hoặc xóa các ký tự
  • true: Không làm gì, thành công
  • tsort: Loại tô pô
  • tty: In tên của terminal trên stdin
  • type: Mô tả một lệnh

U

  • ulimit: Giới hạn tài nguyên người dùng
  • umask: Quyền được thiết lập khi file, folder mới được tạo
  • umount: Unmount một thiết bị
  • unalias: Xóa alias
  • uname: In thông tin hệ thống
  • unexpand: Chuyển đổi khoảng trống thành tab
  • uniq: Các file duy nhất
  • units: Chuyển đổi unit từ tỷ lệ này sang tỷ lệ khác
  • unset: Loại bỏ tên hàm hoặc biến
  • unshar: Giải shell lưu trữ script
  • until: Thực hiện lệnh (cho đến khi lỗi)
  • uptime: Hiển thị thời gian hoạt động
  • useradd: Tạo tài khoản user mới
  • usermod: Chỉnh sửa tài khoản user
  • users: Liệt kê những người dùng hiện đang đăng nhập
  • uuencode: Mã hóa file nhị phân
  • uudecode: Giải mã file được tạo bởi uuencode

V

  • v: Liệt kê nội dung thư mục (`ls -l -b’)
  • vdir: Liệt kê nội dung thư mục (`ls -l -b’)
  • vi: Trình soạn thảo văn bản
  • vmstat: Báo cáo thống kê bộ nhớ ảo

W

  • wait: Chờ quá trình hoàn tất
  • watch: Thực hiện/hiển thị một chương trình định kỳ
  • wc: In số byte, từ, dòng
  • whereis: Tìm kiếm $path của user, trang mang và file nguồn cho chương trình
  • which: Tìm kiếm $path của user cho file ứng dụng
  • while: Thực thi lệnh
  • who: In tất cả user đang logged in
  • whoami: In ID và tên user hiện tại (`id -un’)
  • wget: Truy xuất trang web hoặc tệp thông qua HTTP, HTTPS or FTP
  • write: Gửi thông báo đến người dùng khác

X

  • xargs: Chạy các tiện ích, bỏ qua danh sách đối số được xây dựng
  • xdg-open: Mở file hoặc URL trong ứng dụng ưa thích của người dùng

Y

  • yes: In một chuỗi cho đến khi bị gián đoạn

Còn tiếp

Nguồn: Quản trị mạng