Giới thiệu về green marketing - Tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa
Khi mà vấn đề môi trường ngày càng được đề cao, thói quen của người tiêu dùng cũng dần thay đổi, đây chính là lúc mà Green marketing xuất hiện. Liệu đây có phải là xu hướng tiếp thị hiệu quả năm 2024?
Green marketing không chỉ nổi lên như một phong trào, mà ở thời điểm hiện tại nó đã trở thành xu hướng trên toàn cầu với rất nhiều khái niệm như: thực phẩm xanh, đồ gia dụng xanh,…đã tạo được sự thúc đẩy mọi người hướng đến “tiêu dùng xanh”.
Chính vì những điều đó mà đòi hỏi doanh nghiệp ngày nay phải nỗ lực trong vấn đề hướng tới và bảo vệ môi trường, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường. Vậy hôm nay hãy cùng KDATA làm rõ về Green marketing là gì?
Green Marketing là gì?
Green Marketing hay còn được biết đến là marketing xanh là hoạt động quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ dựa trên các yếu tố bảo vệ môi trường. Hình thức marketing xanh ngày càng phổ biến khi người tiêu dùng dần nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường. Và luôn lựa chọn những sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
Doanh nghiệp có thể ứng dụng marketing xanh để quảng bá sản phẩm/dịch vụ theo nhiều cách khác nhau như: sử dụng vật liệu tái chế, các sản phẩm được làm hoàn toàn từ vật liệu tái chế, không sử dụng bao bì nhựa, sử dụng bao bì tái chế hoặc phân hủy sinh học,…
Bản chất của marketing xanh
Marketing xanh chính là hoạt động dành cho các doanh nghiệp sử dụng để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bằng cách thúc đẩy và truyền bá những giá trị mà sản phẩm mang đến, nhưng trong đó luôn hướng đến yếu tố cốt lõi là bảo vệ môi trường.
Với mục đích hướng khách hàng đến các hoạt động, để có thể liên kết người tiêu dùng với các giá trị mà sản phẩm và thương hiệu. Từ đó có thể rút ra những mục tiêu mới và đưa ra những dòng sản phẩm hoàn toàn mới để phục vụ cho các đối tượng đó.
Lợi ích của marketing xanh
Marketing xanh có thể đề cập đến quá trình sản xuất, hoặc chính các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Các công ty thành công trong việc “xanh hóa” có thể thu hút sự chú ý và tiền đầu tư của những người tìm các khoản đầu tư có trách nhiệm xã hội – một chiến lược đầu tư nhằm sở hữu cổ phần của những công ty cam kết trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững và quản trị tốt.
5 yếu tố tiếp thị của green marketing
Thiết kế xanh
Do đó mà các doanh nghiệp nên chủ động trong vấn đề thiết kế bao bì xanh trên nhiều phương diện như việc thay đổi chất liệu cho bao bì, thêm vào các nhãn tái chế và nhãn sinh thái,…
Ví dụ: Thương hiệu giấy Green Wrap của Fuji Xerox là một ví dụ về sản phẩm thiết kế gần gũi với môi trường. Mọi thành phần của Green Wrap, từ tên gọi đến bản thân sản phẩm đều không gây hại tới môi trường.
Định vị thương hiệu xanh
Mọi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cần được đồng nhất và hướng đến vấn đề môi trường, với định vị thương hiệu xanh. Doanh nghiệp cần đạt được những chứng nhận và hợp tác với các tổ chức xanh.
Khi đó, doanh nghiệp sẽ tạo được những giá trị riêng và sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh , tạo ra những ưu điểm vượt trội. Qua đó thì người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện được doanh nghiệp qua các thông điệp và giá trị riêng mà sản phẩm/dịch vụ truyền tải.
Ví dụ như: Cocoon với thông điệp mỹ phẩm thuần chay (được xác định trên tất cả các nền tảng mà họ hoạt động), hoàn toàn không có nguồn gốc từ động vật, phản đối các hoạt động thử nghiệm trên động vật. Họ cũng thường xuyên hợp tác với các tổ chức xanh quốc tế để đưa ra các chiến dịch hướng đến môi trường.
Chiến lược giá cả thân thiện
Một công ty nên làm nổi bật một sản phẩm hoặc dịch vụ xanh có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm như thế nào. Ví dụ, một công ty ô tô có thể quảng cáo phương tiện mới nhất của mình bằng cách nhấn mạnh mức độ tiết kiệm nhiên liệu so với các thương hiệu xe hơi hàng đầu khác.
Điều này cho phép người tiêu dùng tích cực ủng hộ tính bền vững. Họ nhận thức được rằng lựa chọn của họ là đầu tư vào thứ gì đó sẽ cho phép họ tiết kiệm tiền và tài nguyên trong tương lai, thay vì mua hàng ngắn hạn.
Ví dụ: Sản phẩm Tide Cold Water Clean được quảng cáo là một loại bột giặt loại bỏ vết bẩn hiệu quả, cũng như một cách để người tiêu dùng tiết kiệm hóa đơn điện nước của họ. Trên trang web Tide chứng minh chất tẩy rửa này như một chất cô đặc có thể giúp tiết kiệm vì không cần giặt quần áo bằng nước ấm.
Hoạt động logistic xanh
Logistic xanh là một trong những hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm giảm thiểu các hoạt động về sinh thái. Từ khâu sản xuất, vận chuyển cho đến tiêu thụ. Các doanh nghiệp thường sử dụng các biện pháp như: nâng cấp hệ thống sản xuất nhằm giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm, xây dựng hệ thống lọc,…
Ví dụ: Vào năm 2013, Amazon đã công bố sáng kiến “Đóng gói Không có mệt mỏi”, một nỗ lực 5 năm nhằm mục đích loại bỏ các vật liệu đóng gói lãng phí và khó mở như plastic, dây buộc và bọc bong bóng khí.
Vòng đời của sản phẩm thân thiện với môi trường
Hiểu được chiến dịch marketing xanh là gì sẽ đảm bảo được mọi khía cạnh liên quan đến môi trường cũng cần được quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Từ quy trình sản xuất sản phẩm, mọi thứ phải không gây tổn hại đến môi trường. Các hoạt động tiêu hủy không bền vững có thể gây nguy hiểm cho cả môi trường và sức khỏe con người.
Đọc thêm để không nhầm lẫn khái niệm: Evergreen content là gì? Các lưu ý khi tạo ra nội dung thường xanh
Các hình thức triển khai Green Marketing cho doanh nghiệp
Hạn chế sử dụng nhựa cho bao bìa
Một trong những tiêu chuẩn của marketing xanh chính là bảo vệ môi trường, vì việc sử dụng quá nhiều bao bì nhựa sẽ dẫn đến ảnh hưởng môi trường, phá bỏ khái niệm marketing xanh. Ngoài ra, chúng sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe nếu như dùng làm bao bì cho các mặt hàng thực phẩm.
Ví dụ: Hầu hết các quán cafe take away hiện nay đều lựa chọn sử dụng ly giấy thay cho ly nhựa.
Ưu tiên sản phẩm/dịch vụ có thể tái chế
Hãy tạo ra những việc hữu ích, doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm có thể tái chế hoặc hướng người tiêu dùng đến các chiến dịch bảo vệ môi trường có giá trị cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Cocoon đã từng đưa ra chiến dịch, người tiêu dùng mang những cục pin đã sử dụng đến để được đổi miễn phí những sản phẩm của họ.
Sản xuất sản phẩm từ vật liệu tái chế
Việc sản xuất từ các vật liệu tái chế giúp giảm ô nhiễm môi trường một cách đáng kể, giảm bớt lượng rác thải tới môi trường. Đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong các hoạt động sản xuất, xử lý rác thải một cách đáng kể, sự biến đổi của các chất gây ảnh hưởng đến môi trường,…
Hỗ trợ các sáng kiến thân thiện môi trường
Với marketing xanh thì việc doanh nghiệp của bạn hợp tác với các cộng đồng thường xuyên tổ chức các hoạt động xanh rất cần thiết. Có rất nhiều cách thức để tham gia và tổ chức các hoạt động như: quyên góp hỗ trợ cộng đồng, các hoạt động nhằm thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng sản phẩm xanh,…
Chú tâm đến các hoạt động xử lý rác thải
Các hoạt động xử lý chất thải sau sản xuất sao cho đúng cách và vẫn đảm bảo về vấn đề bảo vệ môi trường cũng là điều rất quan trọng, vì nó chứng tỏ rằng doanh nghiệp của bạn thực sự quan tâm đến green marketing một cách ý nghĩa trong việc tạo thiện cảm.
Ví dụ: Ajinomoto luôn hướng việc xử lý chất thải đến những giải pháp an toàn nhất nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên nước và giảm thiểu được các chất thải rắn, khí.
Hạn chế các hoạt động phát tờ rơi, banner quảng cáo
Những hoạt động như in ấn tờ rơi, banner quảng cáo sẽ góp phần rất nhiều gây ảnh hưởng khá lớn tới môi trường. Và giấy cũng được sản xuất từ gỗ cây, chính vì vậy mà những hoạt động marketing kiểu truyền thống gây ảnh hưởng khá nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường và cây xanh.
Chính vì vậy mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng các hình thức, giải pháp digital marketing với đa dạng các hình thức như: social marketing, email marketing, mobile marketing, affiliate marketing,…
Mobile marketing ở thời điểm hiện tại có thể nói là được hầu hết các doanh nghiệp ứng dụng. Hình thức tiếp thị này với mục đích tập trung vào việc tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua điện thoại hoặc máy tính bảng của họ. Vì hầu như điện thoại trở thành vật bất ly thân với người tiêu dùng ở thời điểm này.
Xây dựng app bán hàng triển khai chiến lược mobie marketing thành công
Xây dựng và triển khai một ứng dụng bán hàng có thể là một cách hiệu quả để tăng doanh số bán hàng và tương tác với khách hàng.
Kết luận
Vì người tiêu dùng ngày nay luôn chú tâm đến bảo vệ môi trường nên việc các thương hiệu chú trọng vào Green marketing, thực hiện đúng cách sẽ mang đến giá trị và hiệu quả rất cao. Hãy tham khảo và chọn lọc hình thức ứng dụng marketing xanh để tạo lợi thế riêng cho doanh nghiệp của bạn.
Câu hỏi thường gặp
Green Marketing là gì và ý nghĩa của nó là gì?
Green Marketing là một chiến lược tiếp thị mà các doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ bằng cách tập trung vào các giá trị và lợi ích môi trường. Ý nghĩa của Green Marketing là thúc đẩy ý thức về bảo vệ môi trường, khuyến khích tiêu dùng bền vững và tạo ra một tác động tích cực đối với hành vi tiêu dùng và môi trường.
Green Marketing có những phương thức thực hiện như thế nào?
Green Marketing có thể được thực hiện thông qua việc phát triển và quảng cáo sản phẩm và dịch vụ có tính thân thiện với môi trường, sử dụng bao bì và nguyên liệu tái chế, tạo ra chiến dịch quảng cáo và PR về các hoạt động bảo vệ môi trường, và hỗ trợ các hoạt động và tổ chức xã hội về môi trường.
Với giá cực tốt, bạn sẽ sở hữu dịch vụ Cloud Hosting ổ SSD tốc độ cao, an toàn và bảo mật. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp bảng điều khiển cPanel dễ sử dụng và băng thông không giới hạn. Hãy trải nghiệm sự khác biệt với KDATA ngay hôm nay!
https://kdata.vn/cloud-hosting
👉 Liên hệ ngay KDATA hỗ trợ tận tình, support tối đa, giúp bạn trải nghiệm dịch vụ giá hời chất lượng tốt nhất