10 ví dụ về lệnh who Linux trên Centos / Ubuntu / Debian / Fedora

Lệnh who Linux hiển thị danh sách người dùng đang đăng nhập vào hệ thống, bao gồm các terminal mà họ đang kết nối. Bài viết này sẽ giải thích một số ví dụ hữu ích về lệnh "who" dành cho người mới bắt đầu sử dụng Linux.

Cú pháp cơ bản để sử dụng lệnh "who" như sau:

$ who who [OPTION]... [ FILE | ARG1 ARG2 ]

1. Nếu bạn chạy lệnh who mà không có bất kỳ đối số nào, nó sẽ hiển thị thông tin tài khoản (tên đăng nhập người dùng, thiết bị đầu cuối của người dùng, thời gian đăng nhập cũng như máy chủ mà người dùng đã đăng nhập) trên hệ thống của bạn tương tự như được hiển thị trong kết quả đầu ra sau đây.

$ who

ravi tty1         2018-03-16 19:27
phothongtin         pts/0 2018-03-16 19:26 (192.168.56.1)
root pts/1 2018-03-16 19:27 (192.168.56.1)

2. Để in tiêu đề của các cột được hiển thị, sử dụng tùy chọn -H như được hiển thị.

$ who -H

NAME            LINE                   TIME             COMMENT
ravi tty1         2018-03-16   19:27
phothongtin         pts/0 2018-03-16   19:26 (192.168.56.1)
root pts/1 2018-03-16   19:27 (192.168.56.1) 

3. Để in ra tên đăng nhập và tổng số người dùng đã đăng nhập, sử dụng tùy chọn -q.

$ who -q

ravi   phothongtin    root
# users=3

Trong trường hợp bạn muốn chỉ hiển thị tên máy chủ và người dùng liên quan đến stdin, sử dụng công tắc -m.

$ who -m

phothongtin         pts/0 2018-03-16 19:26 (192.168.56.1)

5. Tiếp theo, để thêm trạng thái tin nhắn của người dùng dưới dạng +, - hoặc ?, sử dụng tùy chọn -T.

$ who -T

ravi       +  tty1         2018-03-16 19:27
phothongtin       +  pts/0 2018-03-16 19:26 (192.168.56.1)
root       +  pts/1 2018-03-16 19:27 (192.168.56.1)

Lệnh who Linux cũng giúp bạn xem một số thông tin hệ thống hữu ích như thời gian khởi động lần cuối, runlevel hiện tại (target dưới systemd), in ra các tiến trình đã chết cũng như các tiến trình được sinh ra bởi init.

6. Để xem thời gian khởi động hệ thống lần cuối, sử dụng tùy chọn -b và thêm tùy chọn -u cho phép liệt kê người dùng đã đăng nhập trong cùng đầu ra.

$ who -b

system boot  2018-01-19 02:39
$ who -bu

                system boot  2018-03-16 19:25
ravi tty1 2018-03-16 19:27  00:33 2366
phothongtin         pts/0         2018-03-16         19:26  .              2332     (192.168.56.1)
root pts/1 2018-03-16 19:27 00:32           2423     (192.168.56.1)

7. Bạn có thể kiểm tra runlevel hiện tại bằng tùy chọn -r.

$ who -r

run-level 3  2018-03-16 02:39

8. Lệnh sau sẽ in ra các tiến trình đã chết.

$ who -d

pts/1        2018-03-16 11:10              9986 id=ts/1  term=0 exit=0

9. Hơn nữa, để xem các tiến trình hoạt động được sinh ra bởi init, sử dụng tùy chọn -p.

$ who -p

10. Cuối cùng, tùy chọn -a cho phép in ra đầu ra mặc định kết hợp với thông tin từ một số tùy chọn chúng ta đã đề cập.

$ who -a

system boot  2018-06-16 02:39
           run-level 3  2018-01-19 02:39
LOGIN      tty1         2018-01-19 02:39              3258 id=1
LOGIN      ttyS0        2018-01-19 02:39              3259 id=S0
tecmnt   + pts/0        2018-03-16 05:33   .          20678 (208.snat-111-91-115.hns.net.in)
           pts/1        2018-03-14 11:10              9986 id=ts/1  term=0 exit=0

Bạn có thể tìm thêm các tùy chọn bằng cách tham khảo trang man của lệnh who Linux.

$ man who 

Lệnh who Linux cũng giống như những lệnh khác trong hệ thống, chúng sở hữu chức năng riêng biệt. Với 10 ví dụ thực tế trên bạn có thể biết được cơ bản chức năng cũng như cách sử dụng của “who”. Hãy vận dụng nó vào trong công cuộc quản lý hệ điều hành của mình.