Zalo tăng cường riêng tư và bảo mật cho người dùng như nào?

 Zalo tăng cường riêng tư và bảo mật cho người dùng như nào?

Vì sao Zalo vẫn tồn tại và được nhiều người dùng đến như vậy? Đó là bởi Zalo có những tính năng tốt, đặc biệt là tăng cường riêng tư và bảo mật cho người dùng.

Quyền riêng tư và bảo mật trong “kỷ nguyên số” là mối quan tâm hàng đầu của người dùng Internet hiện đại. Từ lâu, ứng dụng nhắn tin Zalo đã phát triển nhiều tính năng hướng đến việc người dùng có thể chủ động bảo vệ sự riêng tư và bảo mật. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về những tính năng giúp tối ưu tài khoản Zalo của bạn.

Mã hóa đầu cuối tăng cường tính bảo mật cho tin nhắn

Vài tháng trước, Zalo ra mắt tính năng mã hóa đầu cuối (End-to-End Encrytion) như một nỗ lực tăng cường bảo mật cho người dùng. Bạn có thể nâng cấp mã hóa đầu cuối cho các cuộc trò chuyện quan trọng trên Zalo, đảm bảo thông tin trao đổi chỉ máy người nhận và gửi mới có thể giải mã và đọc được. Phương thức mã hóa E2EE hiện được người dùng thế giới quan tâm và đánh giá có hiệu quả bảo mật cao nhất.

Zalo tăng cường riêng tư và bảo mật cho người dùng như nào? 1 Giả sử bạn đang soạn tin nhắn “Mai họp nhé”, ngay trên máy của bạn, nội dung này sẽ được mã hóa thành dãy ký tự đặc biệt, không mang ý nghĩa, chẳng hạn “h8*&-)2@a”. Sau đó các ký tự được giữ nguyên trong suốt quá trình vận chuyển, đến khi người nhận mở tin nhắn mới giải mã về nội dung gốc.

Hình thức mã hóa này ngăn chặn các hành vi xâm nhập tin nhắn bất hợp pháp, kẻ xấu sẽ không có cơ hội đọc hiểu nội dung gốc bạn trao đổi.

Xem thêm: “Đá phăng” Zalo để chạy sang top 6 ứng dụng miễn phí sau

Zalo thiết lập cài đặt riêng tư cho nhóm

Trong một nhóm chat Zalo, bạn có thể điều chỉnh nhiều tính năng riêng tư phù hợp với mục đích hoạt động. Một số nhóm có tính chất nội bộ như gia đình, phòng làm việc, chung cư, khu phố... cần đảm bảo những thành viên tham gia đều đáp ứng các tiêu chí của tập thể.

Zalo tăng cường riêng tư và bảo mật cho người dùng như nào? 2 Nhóm trưởng có thể vào “Tùy chọn” tại hội thoại, sau đó chọn “Cài đặt nhóm” để điều chỉnh một số quyền riêng tư.

Đơn cử, thiết lập chế độ phê duyệt thành viên mới giúp trưởng nhóm kiểm soát ai được quyền thêm thành viên mới vào nhóm. Bên cạnh đó, cho phép thành viên mới đọc tin nhắn gần nhất hay không cũng là một tùy chọn đáng lưu tâm. Một số trường hợp, bạn sẽ không muốn người mới vào đọc những nội dung trao đổi trước đó.

Với những nhóm nhiều thành viên, bạn còn có thể thiết lập quyền thay đổi tên và ảnh đại diện cho nhóm. Đồng thời, đánh dấu tin nhắn của trưởng nhóm và phó nhóm giúp các thành viên biết về sự quan trọng của các tin nhắn mình nhận được.

Thiết lập tính năng tự động xóa tin nhắn

Trong bản cập nhật cuối năm 2021, Zalo đã ra mắt tính năng tin nhắn tự xóa cho tất cả người dùng. Đây là dạng tin nhắn có thể tự biến mất mà không cần phải thao tác xoá thủ công. Khi thiết lập tính năng này, các nội dung trao đổi qua Zalo sẽ tự động xoá sau khoảng thời gian cài sẵn là 1, 7 hoặc 30 ngày.

Zalo tăng cường riêng tư và bảo mật cho người dùng như nào? 3 Người dùng ấn vào “Tùy chọn” ở góc phải hội thoại, bấm vào “Tin nhắn tự xóa” và cài đặt thời gian mong muốn.

Hiện nay, người dùng Zalo trên điện thoại và máy tính đều có thể sử dụng tin nhắn tự xóa cho các trò chuyện cá nhân. Đối với các nhóm, trưởng và phó nhóm có thể cài đặt tính năng này cho hội thoại.

Điều chỉnh nguồn kết bạn theo nhu cầu Để quản lý danh bạ, Zalo cho phép người dùng điều chỉnh nguồn kết bạn theo ý muốn. Tại đây, bạn có thể kiểm soát cách người khác tìm thấy tài khoản của mình.

Zalo tăng cường riêng tư và bảo mật cho người dùng như nào? 4 Để kiểm soát nguồn kết bạn, người dùng vào “Cài đặt”, chọn “Quyền riêng tư” và bấm vào “Nhận lời mời kết bạn từ các nguồn”.

Ví dụ, bạn có thể tắt đi một số nguồn nhận lời mời kết bạn như “mã QR”, “có thể bạn quen”, “nhóm chung”... nếu cảm thấy phù hợp với thói quen và nhu cầu sử dụng ở thời điểm hiện tại.

Chặn người lạ nhắn tin, gọi điện

Tùy mục đích sử dụng, mỗi người sẽ chọn cách giao tiếp khác nhau trên ứng dụng nhắn tin. Nếu cần sự riêng tư, bạn có thể tham khảo tính năng chặn tin nhắn và cuộc gọi Zalo từ người lạ.

Zalo tăng cường riêng tư và bảo mật cho người dùng như nào? 5 Để thiết lập, bạn vào “Cài đặt”, chọn “Quyền riêng tư” và tắt chế độ nhận tin nhắn và cuộc gọi từ người lạ.

Theo đó, khi thiết lập tính năng này, người dùng sẽ không bị làm phiền bởi bất cứ ai không có trong danh sách bạn bè.

Tắt trạng thái hoạt động “Vừa truy cập”

Dòng trạng thái “Vừa truy cập” giúp bạn bè trên Zalo nhận biết được tình trạng trực tuyến của bạn. Với một số người dùng, việc tắt thông báo này giúp mang lại cảm giác riêng tư hơn. Tuy nhiên, khi tắt trạng thái bạn đồng thời cũng không thể xem tình trạng truy cập của bạn bè trên Zalo.

Zalo tăng cường riêng tư và bảo mật cho người dùng như nào? 6 Để tắt trạng thái hoạt động, bạn vào “Cài đặt”, chọn “Quyền riêng tư” và tắt tính năng “Hiển thị trạng thái truy cập”.

Ngoài ra, người dùng còn có thể tìm hiểu và cài đặt các tính năng khác để nâng cấp sự riêng tư, bảo mật cho tài khoản Zalo như cài đặt mã khóa cho ứng dụng, ẩn hội thoại, tắt hiển thị thông báo đã xem, ẩn ngày sinh nhật...

Trên đây là 6 tính năng tiêu biểu nhất cho thấy Zalo tăng cường riêng tư và bảo mật cho người dùng đến như nào? Mời bạn thử trải nghiệm rồi đưa ra ý kiến đánh giá của mình nhé.

Nguồn bài: Zingnews