Web Server Apache và Nginx là gì? So sánh ưu nhược điểm, cái nào tốt?
Apache và NGINX là hai Web Server phổ biến nhất thế giới. Lựa chọn cái nào mới thực sự tốt khi mà cả hai đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án ngay bên dưới bài viết này nhé.
Sơ lược một số thông tin về Web Server
Web Server là gì?
Web Server có nghĩa là máy chủ. Đây là máy tính lớn được kết nối với tập hợp mạng máy tính mở rộng. Mỗi máy chủ có một IP khác nhau và có thể đọc các ngôn ngữ như HTML, HTM, File,… Nói chung, máy chủ là kho để chứa toàn bộ dữ liệu hoạt động trên internet mà nó được giao quyền quản lý.
Máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ rất cao có thể lưu trữ, vận hành tốt kho dữ liệu trên internet. Nó sẽ điều hành trơn tru cho một hệ thống máy tính hoạt động trên internet thông qua các cổng giao tiếp riêng biệt của mỗi máy chủ. Các máy chủ này phải đảm bảo hoạt động liên tục không ngừng nghỉ để duy trì cung cấp dữ liệu cho mạng lưới máy tính của mình.
Các đặc tính của Web Server
- Máy chủ web server có thể xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin đến máy khách qua môi trường Internet thông qua giao thức HTTP.
- Nếu được cài đặt một chương trình Server Software và kết nối internet thì bất kỳ máy tính nào cũng có thể trở thành web server.
- Đối với doanh nghiệp nhỏ, người dùng cá nhân thường thuê các máy chủ nhỏ, máy chủ ảo VPS hoặc Hosting để lưu trữ dữ liệu cho website của mình.
- Một server có thể cung cấp cả nội dung static và dynamic.
Tìm hiểu về Apache (Apache HTTP Server)
Apache là gì?
Apache có tên đầy đủ là Apache HTTP Server. Đây là một web server mã nguồn mở miễn phí và được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu sử dụng Apache, bạn chỉ cần thao tác đơn giản là nhập URL hoặc IP và nhấn Enter thì Server sẽ tiếp nhận URL hay địa chỉ IP mà bạn đã nhập.
Apache chạy được trên các hệ điều hành tương tự như Unix, Windows, Novell Netware và các hệ điều hành khác. Chính vì vậy, hiện nay nó được sử dụng khá rộng rãi.
Ưu và nhược điểm của Apache
Ưu điểm
- Apache là phần mềm miễn phí mã nguồn mở, có độ ổn định và đáng tin cậy.
- Cấu hình đơn giản và thân thiện dù bạn là những người mới bắt đầu làm quen với ứng dụng này.
- Phần mềm được cập nhật thường xuyên, phát hiện và báo lỗi liên tục nhằm giúp người dùng ngăn chặn kịp thời, không để thông tin bị đánh cắp.
- Các thể thức cấu trúc Module linh hoạt, Apache hoạt động hiệu quả và nhanh nhạy hơn với WordPress sites.
- Cộng đồng sử dụng Apache lớn nên có thể tương trợ và giải đáp thắc mắc của bạn bất kỳ lúc nào.
Nhược điểm
- Thỉnh thoảng chậm hay gặp trục trặc trong quá trình truy vấn bởi có rất nhiều người truy cập Apache cùng một lúc.
- Khả năng bảo mật đôi khi còn chưa hiệu quả do tính miễn phí nên người dùng có thể chọn nhiều cách thiết lập khác nhau.
Tìm hiểu về NGINX
Web Server NGINX là gì?
NGINX là web server mã nguồn mở. NGINX ban đầu được dùng để phục vụ web HTTP. Nhưng hiện nay được dùng để làm Reverse Proxy, Email Proxy (IMAP, POP3, SMTP) và một trình cân bằng tải (load balancer) và proxy ngược (reverse proxy) cho các máy chủ HTTP, TCP và UDP.
Những tính năng của NGINX
- Khả năng xử lý cao, cùng một lúc hơn 10.000 kết nối với bộ nhớ thấp.
- Phục vụ Static Files và lập chỉ mục cho tập tin.
- Dùng bộ nhớ đệm cache để tăng tốc proxy ngược, cân bằng tải đơn giản và khả năng chịu lỗi.
- Hỗ trợ tăng tốc với bộ nhớ đệm của WSGI, SCGI, FastCGI và các máy chủ Memcached.
- Có cấu hình linh hoạt và khả năng lưu lại nhật ký truy vấn.
- Chuyển hướng lỗi 3XX – 5XX.
- Sử dụng Regular Expressions để Rewrite URL.
- Hạn chế tỷ lệ đáp ứng truy vấn.
- Giới hạn truy vấn từ một địa chỉ hoặc số kết nối đồng thời.
- Có khả năng nhúng mã PERL.
- Tương thích và hỗ trợ Ipv6.
- Hỗ trợ WebSockets.
- Hỗ trợ truyền tải file MP4 và FLV.
- Rewrite URL,…
So sánh Apache và NGINX
Cùng so sánh và tìm ra sự khác nhau giữa Apache và NGINX như thế nào nhé.Sau khi đã tìm hiểu về Apache và NGINX, tiếp theo đây, hãy cùng so sánh Apache với NGINX, xem đâu mới là lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất với bạn.
Hệ điều hành hỗ trợ
Hiện nay, Apache hoạt động trên tất cả các loại hệ thống Unix-like (Linux hoặc BSD) và hỗ trợ đầy đủ cho Microsoft Windows.
Và với NGINX thì nó cũng chạy trên một vài hệ thống trong số chúng. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ Windows nhưng hiệu suất thì không được mạnh bằng.
Hiệu suất
Đối với web tĩnh
Dựa trên một thử nghiệm kiểm chuẩn chạy tới 1000 kết nối đồng thời thì NGINX nhanh hơn 2,5 lần Apache.
Một thử nghiệm khác với 512 kết nối đồng thời, NGINX nhanh hơn khoảng 2 lần và tiêu thụ ít bộ nhớ hơn (4%).
Như vậy, đối với web tĩnh thì NGINX rõ ràng vượt trội hơn. Nên nếu cần xử lý nhiều nội dung tĩnh thì NGINX là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Đối với web động
Bạn có thể cân nhắc sử dụng NGINX hay Apache nếu đã có một trang web động bằng WordPress, Joomla, Drupal,… Nội dung tĩnh trong các tình huống này ít hơn rất nhiều so với nội dung động.
Khi bạn xem xét các bài test điểm chuẩn của Speedemy và kết quả hoàn toàn giống nhau. Trong trường hợp này không có sự vượt trội nào so với NGINX. Bởi hầu hết các request đang xử lý trong PHP runtime environment khá giống nhau cho cả hai web server.
Tính linh hoạt
Một máy chủ web phải đủ linh hoạt để cho phép các tùy chỉnh. Apache làm điều đó khá tốt thông qua việc sử dụng các công cụ .htaccess, trong khi đó NGINX lại không hỗ trợ. Nó cho phép phân cấp nhiệm vụ admin. Admin bên thứ ba và admin cấp hai có thể bị ngăn truy cập vào máy chủ chính. Hơn nữa, Apache hỗ trợ hơn 60 module, giúp nó có khả năng mở rộng cao. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao Apache lại phổ biến hơn với các nhà cung cấp dịch vụ hosting.
Bảo mật
Cả Apache và NGINX đều rất coi trọng tính bảo mật trên trang web của mình. Không có hệ thống mạnh mẽ nào mà lại không có những biện pháp đối phó với các cuộc tấn công DDoS, phần mềm độc hại và phishing. Cả hai máy chủ này đều định kỳ phát hành báo cáo bảo mật và những tư vấn, đảm bảo rằng khía cạnh bảo mật được tăng cường ở mọi cấp độ.
Hỗ trợ và tài liệu
Apache sở hữu mạng lưới hỗ trợ cộng đồng lớn thông qua mailing lists, IRC và Stack Overflow. Ngoài ra, còn có tùy chọn hỗ trợ bên thứ ba từ OpenLogic.
Tương tự, NGINX cũng có hỗ trợ thông qua mailing lists, IRC và Stack Overflow. Nginx còn có một số sản phẩm có tên NGINX + có hỗ trợ riêng của Google bao gồm nhiều tính năng hơn.
Cả NGINX và Apache đều cung cấp tài liệu, bao gồm hầu hết mọi chủ đề và tính năng cần thiết. Tài liệu này bao gồm release notes, user guides, tutorials,… thậm chí còn có cả wiki riêng.
Apache và Nginx, nên chọn loại máy chủ nào cho trang web?
NGINX và Apache đều có những ưu và nhược điểm riêng. Đây cũng là những lựa chọn sáng giá trong các lĩnh vực khác nhau. Nếu NGINX thích hợp với các nội dung tĩnh thì đối với nội dung động lại không tạo ra sự khác biệt thực sự giữa các máy chủ web.
Hiện nay, trong hầu hết các lĩnh vực thì cả hai máy chủ này đều cạnh tranh với nhau. Nhưng với những lợi thế riêng biệt, Apache đi kèm với tài liệu lớn hơn và hỗ trợ tốt hơn để tải các module động khác nhau. Trong khi NGINX có thể phục vụ nhiều nguồn nội dung và phương tiện tĩnh cho các trang web có lưu lượng truy cập cao.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét thêm các tính năng ở trên của NGINX và Apache để đưa ra quyết định cuối cùng. Giả sử nếu bạn đang chạy một trang web có lưu lượng truy cập cao với nhiều nội dung tĩnh thì bạn có thể chọn NGINX. Nhưng nếu bạn coi trọng sự giàu có của tài nguyên và cộng đồng hỗ trợ thì Apache sẽ là phương án tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tính năng, ưu nhược điểm của Apache và Nginx - 2 dòng Web Server phổ biến nhất hiện nay cho bạn tham khảo và đưa ra quyết định phù hợp theo nhu cầu của mình.
Có thể bạn muốn xem thêm https://blog.kdata.vn/phan-biet-cloud-vps-va-vps-nen-su-dung-loai-nao-375/Mọi người cùng tìm kiếm: nginx là gì, apache là gì, apache server, apache, apache và nginx