Trong ngành tiếp thị, Trade Marketing đã trở thành một lĩnh vực không thể phủ nhận với vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các nhà sản xuất và các kênh phân phối. Trade Marketing không chỉ đơn thuần là việc bán hàng, mà còn là một chiến lược toàn diện, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và khả năng tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Trên hành trình khám phá về Trade Marketing, KDATA sẽ chia sẻ về các khía cạnh quan trọng của công việc này, từ chiến lược đến thực hiện, nhằm hiểu rõ hơn về vai trò và ảnh hưởng của nó trong thế giới kinh doanh ngày nay.
Các chiến lược marketing luôn được coi là vũ khí sắc bén để chinh chiến của các doanh nghiệp trên thị trường. Một trong số đó không thể không nhắc tới trade marketing.
Trade marketing là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối tác kinh doanh, như nhà bán lẻ, nhà phân phối, hoặc đại lý. Việc này nhằm tăng cường hiệu quả bán hàng và tăng cường giá trị thương hiệu.
Trade marketing thường được áp dụng trong ngành công nghiệp tiêu thụ nhanh (FMCG - Fast Moving Consumer Goods) và ngành dịch vụ, nơi mối quan hệ với các đối tác kinh doanh là quan trọng để đạt được sự phân phối rộng rãi và tiếp cận đến người tiêu dùng.
Thông qua phần khái niệm, chúng ta đã phần nào hiểu về trade marketing là gì cũng như mục tiêu của nó. Vậy marketing đóng vai trò quan trọng như thế nào, vai trò của trade marketing là gì?
Vai trò của trade marketing là tạo ra và thực thi các chiến lược và hoạt động nhằm tăng cường việc tiếp cận và thúc đẩy doanh số bán hàng của một công ty thông qua mối quan hệ với các đối tác kinh doanh, như các nhà bán lẻ, nhà phân phối, hoặc đại lý.
Như vậy bạn đã nắm được khái niệm cũng như vai trò của trade marketing. Vậy thì chúng ta sẽ tìm tục đi tìm hiểu về nhiệm vụ của trade marketing là gì để biết rõ trade marketing là làm gì
Để hiểu được trade marketing làm gì chúng ta sẽ tìm hiểu nhiệm vụ đầu tiên của ngành này. Nhiệm vụ đầu tiên của trade marketing chính là xây dựng và phát triển một kênh phân phối thông qua các hoạt động điển hình của nó.
Đó có thể là xây dựng đại lý, hợp tác với nhà bán lẻ, tri ân nhà phân phối, tăng chiết khấu,…. Tất cả các hoạt động này được các doanh nghiệp vận dụng một cách linh hoạt và hợp lý
Nhiệm vụ tiếp theo của trade marketing là gì? Đó chính là phát triển ngành hàng trên thị trường bằng cách xây dựng và thực hiện các chiến lược liên quan đến sản phẩm.
Đầu tiên, chiến lược thâm nhập và bao phủ (Penetration) được áp dụng để mở rộng độ phủ thương hiệu và sản phẩm ở nhiều khu vực. Thứ hai, chiến lược danh mục sản phẩm (Portfolio) đưa ra một loạt các sản phẩm khác nhau để tăng lựa chọn cho khách hàng.
Thứ ba, chiến lược bao bì và kích cỡ (Pack - size) được sử dụng để thiết kế bao bì hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chiến lược cuối cùng là định giá (Pricing), chiến lược này được sử dụng để xác định mức giá phù hợp với chiến lược thâm nhập hoặc hớt váng của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ tiếp theo mô tả trade marketing là gì chính là shopper engagement. Nhiệm vụ này sẽ tập trung vào việc thực hiện các hoạt động và chiến lược trong cửa hàng nhằm khuyến khích quyết định mua hàng khi khách hàng đến mua sắm.
Nhiệm vụ cuối cùng này là gắn kết và tương tác với đội ngũ Sales của công ty để cùng nhau tăng doanh số bán hàng. Cụ thể hơn, đội trade marketing sẽ xây dựng và xác định mục tiêu doanh thu trong từng giai đoạn.
Team sales sau khi nhận được thông tin sẽ thiết lập kế hoạch phù hợp để đạt được mục tiêu. Các hoạt động kích thích nhiệt huyết hay sáng tạo trong công việc sẽ được tổ chức để sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.
Để hiểu rõ về trade marketing là gì, bạn cũng cần biết đến các đối tượng tham gia vào trade marketing. Có hai đối tượng chính bao gồm shopper và customer.
Đây là những người trực tiếp đến các điểm bán hàng hay trưng bày để lựa chọn và mua sản phẩm. Quyết định mua hàng của shoppers có thể thay đổi bởi nhiều yếu tố khác nhau như trưng bày, khuyến mãi, chương trình ưu đãi,…
Bạn cần lưu ý kỹ rằng, trade marketing nhấn mạnh vào shopper, nó khác với user. Ví dụ, một người vợ đi mua đồ lót cho chồng, người vợ là shopper và người chồng là user. Và trade marketing tập chung mạnh mẽ vào shopper.
Customer của trade marketing chính là những nhà phân phối trung gian, các đại lý, những nhà bán lẻ hợp tác với doanh nghiệp bán hàng. Trong trade marketing customer cũng đóng một vai trò quan trọng, và thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chiết khấu, hoa hồng ,ưu đãi,…
Họ chính là những người thúc đẩy việc bán hàng tại các điểm bán hàng (point of purchase) và là thành phần không thể thiếu của trade marketing.
Trade marketing và brand marketing là hai khái niệm thường xuyên được nhắc đến cùng nhau do thường có sự hiểu nhầm. Vậy sự khác nhau của brand marketing và trade marketing là gì. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Bạn có biết một phần không thể thiếu của trade marketing là gì không? Đó chính là trade promotion. Vậy trade promotion là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Không chỉ giúp tăng doanh số tại các điểm bán hàng kém, nó còn giúp đưa sản phẩm mới vào thị trường, tăng cường nhận biết thương hiệu hay thậm chí là làm mới sản phẩm. Bốn cách tiếp cận dưới đây là các loại trade promotion thường được người mua hưởng ứng.
1. Thực tập sinh (Internship)
2. Nhân viên chính thức (Officer)
3. Chuyên viên (Executive)
4. Trợ lý quản lý / trợ lý trưởng phòng (Assistant Manager)
5. Quản lý / Trưởng phòng (Manager)
6. Giám đốc (Category Director)
Tham khảo thêm: Nhân viên QA là gì? Mức lương của nhân viên QA có cao không?
Có thể nói, trade marketing chính là vũ khí vô cùng sắc bén để doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh sản phẩm, đặc biệt thuộc nhóm ngành FMCG thì đều không thể bỏ qua các chiến lược trade marketing.
Trade Marketing là một chiến lược tiếp thị nhằm tối ưu hóa quan hệ giữa nhà sản xuất và các kênh phân phối, nhằm tăng cường doanh số bán hàng và tăng cường sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường. Vai trò của Trade Marketing là xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với các đối tác phân phối, tăng cường tương tác và tiếp cận với khách hàng cuối cùng, và tối ưu hóa việc triển khai sản phẩm trên các kênh phân phối.
Các khía cạnh quan trọng của Trade Marketing bao gồm: phân tích thị trường và đối thủ, xây dựng mối quan hệ với các đối tác phân phối, phát triển các chiến lược kênh phân phối, quản lý tương tác với các đại lý và nhà bán lẻ, tối ưu hóa chiến lược giá cả và chính sách thương mại, và đo lường và đánh giá hiệu suất.
Mọi người cùng tìm kiếm: trade marketing, brand key là gì, brand marketing và trade marketing
Với giá cực tốt, bạn sẽ sở hữu dịch vụ Cloud Hosting ổ SSD tốc độ cao, an toàn và bảo mật. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp bảng điều khiển cPanel dễ sử dụng và băng thông không giới hạn. Hãy trải nghiệm sự khác biệt với KDATA ngay hôm nay!
https://kdata.vn/cloud-hosting
👉 Liên hệ ngay KDATA hỗ trợ tận tình, support tối đa, giúp bạn trải nghiệm dịch vụ giá hời chất lượng tốt nhất
Tips: Tham gia Channel Telegram KDATA để không bỏ sót khuyến mãi hot nào