Tìm hiểu về các loại hình dịch vụ CDN – Content Delivery Network
Có nhiều loại dịch vụ CDN khiến bạn không biết nên chọn loại nào cho website của mình. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời nhé.
CDN là gì?
CDN (Viết tắt của Content Delivery Network) được hiểu là "mạng phân phối nội dung". Tức là một hệ thống máy chủ được đặt trên toàn cầu sẽ thực hiện nhiệm vụ sao lưu các nội dung tĩnh bên trong website. Sau đó phân tán nội dung này ra nhiều máy chủ khác. Các máy chủ này được gọi là PoP (Points of Presence), nhiệm vụ của các PoP chính là gửi nội dung đến người dùng khi họ bắt đầu truy cập vào website.
CDN mang lại khá nhiều lợi ích nên được khuyên nên sử dụng cho website. Đặc biệt là đối với các website có máy chủ đặt xa người dùng, lượt truy cập lớn tốn nhiều băng thông, các lượt truy cập ở nhiều quốc gia, sử dụng kỹ luật Load Balancing FailOver thì rất cần thiết sử dụng CDN.
Phân biệt các loại CDN hiện nay
Pull/Static CDN
Với loại này, bạn chỉ cần khai báo tên miền sử dụng CDN hoặc IP của máy chủ. Sau đó nó sẽ tự động truy cập tới website theo tên miền đó và tự lưu lại bản sao toàn bộ nội dung tĩnh bên trong website (các hình ảnh, tập tin CSS, tập tin Javascript, Flash, Video,….). Từ những lần request thứ hai trở đi thì những file nội dung đó đã có trên server gần đó nhất. Vì vậy người truy cập tiếp gần máy chủ này nhất sẽ truy cập được với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Đây là loại CDN phù hợp để cache các file dung lượng nhỏ.
Điểm cộng:
- Cấu hình Pull CDN dễ dàng hơn Push CDN.
- Pull CDN hoạt động liên tục để lưu trữ nội dung trên máy chủ của mình.
- Tốc độ tải trang nhanh.
Điểm trừ:
- Nếu có sự thay đổi trên website, user ẽ mất nhiều thời gian để đọc được những nội dung mới như ảnh, theme,...
- Với những thay đổi lớn thì bắt buộc phải tắt CDN bởi do bạn không có quyền kiểm soát.
Push/Put/Post/Storage CDN
Push CDN với Pull CDN ở chỗ là thay vì đợi CDN lấy nội dung khi cần vào request thứ nhất, thì Push CDN bạn phải đẩy (upload) nội dung các file tĩnh như CCS, JS, hình ảnh, video lên hệ thống CDN trước. Và khi nào bạn có bất kỳ thay đổi về nội dung của những file này thì bạn phải đẩy (push) lên hệ thống CDN thêm lần nữa. Đây là loại CDN thích hợp cho các dịch vụ chứa clip, Live streaming (file có dung lượng lớn).
Điểm trừ:
- Push CDN có thể gây một áp lực lớn lên server.
Streaming CDN
Dù các loại CDN ở trên đều có hỗ trợ tập tin video nhưng nó lại không hỗ trợ phát live trực tiếp video (streaming). Cho nên phương thức này giúp phân phối nội dung streaming từ máy chủ, sau đó phân phối lại cho người dùng để tiết kiệm băng thông từ máy chủ streaming gốc.
Tuy nhiên, người dùng có thể lựa chọn tải thẳng nội dung của streaming lên máy chủ CDN tương tự như Push CDN.
Các nhà cung cấp CDN hiện nay là ai?
Hiện nay có một số nhà cung cấp CDN miễn phí như CloudFare, Photon, jsDelivr, Google Hosted Library. Tại Việt Nam, KDATA là nhà cung cấp dịch vụ CDN uy tín, đã phục vụ hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước.
CDN của KDATA với hệ thống máy chủ được đặt ở nhiều nơi, mang đến những ưu điểm nổi bật:
- Giảm tải cho hệ thống máy chủ vận hành chính.
- Giúp việc truyền tải dữ liệu nhanh hơn để website có tốc độ truy xuất nhanh hơn dù ở bất kỳ đâu.
- Tốt cho việc đánh giá của Google, tăng tốc độ load site.
- Tương thích với các mã nguồn thông dụng như WordPress, Joomla, Drupal, Magento,...
- Khách hàng chỉ trả tiền theo lưu lượng băng thông đã sử dụng.
- Giúp cho việc kinh doanh của khách hàng được thuận lợi hơn.
Với những thông tin trên, hy vọng giúp bạn phân biệt và chọn cho mình một nhà cung cấp CDN uy tín.
Mời bạn đọc xem chi tiết tại website: https://kcdn.vn/