Sự khác biệt giữa Hosting Linux và Hosting Windows?

 Sự khác biệt giữa Hosting Linux và Hosting Windows?

Hosting Linux và Hosting Windows có những điểm khác biệt gì? Bài viết dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.

Tổng quan về Hosting Linux và Hosting Windows

Sự khác biệt giữa Hosting Linux và Hosting Windows?

Hosting Linux là một dịch vụ lưu trữ web hoạt động trên hệ điều hành Linux mỗi khi có kết nối Internet. Website sử dụng hosting Linux sẽ có phân vùng riêng, sử dụng control panel như DirectAdmin, cPanel.

Còn Hosting Windows cũng là một dịch vụ lưu trữ web nhưng nó hoạt động trên hệ điều hành Windows mỗi khi có kết nối Internet. Website sử dụng hosting Windows sẽ sử dụng control panel là Plesk, Controller.

Nhìn chung thì đây là 2 loại hosting được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mỗi một loại sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Bạn nên tìm hiểu sự khác biệt cụ thể của từng loại để chọn một loại hosting phù hợp với mục đích website hoặc nhu cầu kinh doanh của mình.

Hosting LinuxHosting Windows khác biệt thế nào?

  • Hệ điều hành

Đây là khác biệt đầu tiên và cũng là khác biệt rõ nhất giữa hosting Linux và hosting Windows. Nếu bạn đã quen với các phần mềm ứng dụng văn phòng của Windows hay muốn trực tiếp tương tác với hệ điều hành thay vì phải dùng công cụ cPanel thì nên chọn hosting Windows.

Nhưng nếu bạn đã quen thuộc với các thao tác trên Linux thì sẽ thấy rằng việc gắn bó với hosting Linux dễ dàng hơn rất nhiều, dù bạn có sử dụng CRM hay không? Bởi các máy chủ Linux thường khá ổn định, tính bảo mật cao nên được khá nhiều người dùng chọn lựa.

  • Cách thức truy cập máy chủ

Cả hosting Linux và hosting Windows đều hỗ trợ FTP. Nhưng Linux hỗ trợ telnet hoặc ssh, chỉ cần dùng telnet hoặc ssh thì người dùng có thể thực hiện một số lệnh hay thay đổi trực tiếp trên máy chủ. Hơn nữa, đa số đều có thể thực hiện sự thay đổi ở máy tính cá nhân, sau đó dùng ftp, telnet hoặc ssh để chuyển lên máy chủ.

Sự khác biệt giữa Hosting Linux và Hosting Windows? (1)

  • Bảng điều khiển Control Panel

Với Linux thì control panel phổ biến nhất hiện tại chính là cPanel. Bởi cPanel cho phép người dùng cài đặt một lượng lớn những phần mềm quan trọng thông qua một giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Bên cạnh đó, các ứng dụng như WordPress, Drupal hay Joomla đều có sẵn và người dùng có thể cài đặt chỉ với một cú click chuột. Nhiều ứng dụng khác trong quá trình sử dụng cũng được tự động cập nhật các bản vá bảo mật mới.

Với hosting Windows thì control panel được nhiều người sử dụng nhất là Plesk. Plesk cũng có những tính năng tương tự như cPanel. Đồng thời nó còn cho phép người dùng chạy phiên bản Windows của L.A.M.P stack.

  • Domain và Cơ sở dữ liệu

cPanel cho phép người dùng xử lý nhiều domain trên cùng một lúc, đây cũng chính là nguyên nhân nhiều nhà phát triển thích cPanel hơn. Nếu bạn phải quản lý không gian domain thì với cPanel, bạn còn có thể quyết định việc phân bổ ít hay nhiều không gian hơn cho một đối tượng (tùy thuộc vào từng nhu cầu cụ thể).

Với hệ cơ sở dữ liệu, cả hai đều hỗ trợ MySQL. Nhưng nếu dùng Access hay MS SQL, bạn sẽ phải cần hosting Windows. Ngay cả khi bạn dùng chung một ngôn ngữ lập trình, cú pháp cho Linux và Windows cũng khác nhau. Chẳng hạn: với Linux bạn dùng "/" để phân cách thư mục, còn với Windows là dấu ngược lại: "". Đừng quên những chi tiết này khi thiết kế ứng dụng hoặc tốt nhất là bạn nên dùng luôn các  dấu "/" vốn được cả Linux lẫn Windows hỗ trợ trong đa số trường hợp.

  • Độ tin cậy và bảo mật

Mặc dù nhà cung cấp hosting nào cũng có những kỹ thuật để bảo vệ web khỏi các cuộc tấn công mạng, nhưng thực tế vẫn cho thấy rằng máy chủ Windows luôn là "miếng mối ngon" của nhiều tin tặc. Nó cũng được nhận định là dễ bị tổn thương hơn so với máy chủ Linux.

Ngoài độ tin cậy thì máy chủ Linux trên web hiện nay không cần phải khởi động lại, trong khi Windows thì không thể làm được điều này. Dù cho trách nhiệm an toàn, bảo mật vẫn phụ thuộc vào bạn nhưng nhiều nhà phát triển nhận thấy rằng website của họ chạy trên Linux sẽ được bảo vệ dễ dàng hơn.

  • Các trường hợp sử dụng

Dựa vào mục đích của từng người mà chọn lựa hosting Linux hay hosting Windows. Tuy nhiên với những website thương mại điện tử thì hosting Linux vẫn là lựa chọn hàng đầu. Bởi Linux server sẽ cung cấp cho bạn nhiều công cụ tuyệt vời, giúp việc cài đặt những chương trình cần thiết nhanh chóng.

Những tùy chọn hosting Linux đi kèm với giao diện còn giúp dễ dàng cấu hình các địa chỉ email mới, quản lý phần mềm và các công cụ như PHP, MySQL. Trong khi các máy chủ Windows thì lại phổ biến trong môi trường các doanh nghiệp lớn, các nhóm IT chuyên dụng. Hosting Windows còn có thể sử dụng các phần mềm khác của Microsoft.

Sự khác biệt giữa Hosting Linux và Hosting Windows? (2)

  • Hỗ trợ ngôn ngữ

Hosting Linux và Windows hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau. Trong khi Linux thường có xu hướng hỗ trợ PHP, Perl và CGI thì Windows lại đi kèm với ColdFusion, ASP và .NET. Dù vậy, bạn cũng không gặp mấy khó khăn khi tìmhosting Linux hỗ trợ Mono (giúp chạy ứng dụng .NET trên Linux), hay là tìm hosting Windows hỗ trợ PHP, Perl.

  • Giá thành

Về chi phí thì Linux hoàn toàn giành chiến thắng trước Windows. Hơn nữa, sử dụng hosting Linux bạn cũng không cần phải nâng cấp nhiều lần để thích ứng với các tính năng mới. Dù hosting Linux có phiên bản trả phí là Red Hat, nhưng nhiều bản phân phối miễn phí với nhiều chức năng vẫn có sẵn.

Nếu bạn thuê người quản lý máy chủ Linux thì tất nhiên phải trả phí, nhưng so với chi phí thuê quản trị viên  cho máy chủ Windows cùng các chi phí liên quan đến giấy phép phần mềm, nâng cấp phần cứng thì quả thực hosting Linux luôn có chi phí thấp hơn nhiều.

Tóm lại, với những điểm khác biệt kể trên, nếu bạn là người mới sử dụng thì nên nhờ phía nhà cung cấp hosting tư vấn. Tại KDATA các gói hosting vẫn luôn giảm đến 40% cho khách hàng đăng ký từ 1 năm trở lên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp tận tình mọi thắc mắc nhé.