Amazon Web Services (AWS) cung cấp dịch vụ điện toán đám mây theo yêu cầu cho cả cá nhân, các tổ chức trong khu vực công và tư. AWS cung cấp cho khách hàng các tính năng cơ sở hạ tầng-như-một-dịch vụ (Infrastructure-as-a-Service - IaaS) như sức mạnh điện toán và lưu trữ cơ sở dữ liệu với mức giá thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.
Xét về thâm niên và kinh nghiệm, AWS xếp hạng cao nhất trong thị trường điện toán đám mây IaaS. Kể từ khi thành lập vào năm 2006 với tư cách là công ty con của Amazon, AWS đã tiên phong trong lĩnh vực điện toán đám mây bằng cách liên tục giới thiệu các tính năng mới và cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có. Năm 2018, AWS xếp hạng nhất trong báo cáo nghiên cứu thị trường điện toán đám mây IaaS toàn thế giới của Gartner và hiện thống trị 1/3 thị trường IaaS.
Sự phổ biến của AWS là nhờ vào khả năng cung cấp hơn 140 dịch vụ trong khi vẫn giữ được sự tin cậy, chất lượng và bảo mật ở mức độ cao. AWS cung cấp tài liệu và hỗ trợ để giúp các chuyên gia tìm hiểu cách tận dụng tối đa các dịch vụ được cung cấp trên nền tảng. Khả năng tiếp cận toàn cầu và các dịch vụ thân thiện với doanh nghiệp đã làm cho AWS trở thành một nền tảng lý tưởng cho những dự án đòi hỏi phải quản lý một lượng dữ liệu khổng lồ.
Dịch vụ sao lưu AWS cung cấp một giải pháp sao lưu được quản lý toàn diện và thân thiện với người dùng cho tất cả các dịch vụ AWS.
Các tính năng chính của sao lưu AWS:
Dịch vụ lưu trữ đơn giản của Amazon (Amazon Simple Storage Service - Amazon S3) là dịch vụ lưu trữ đối tượng dựa trên đám mây. Amazon S3 được thiết kế để cung cấp cho các nhà phát triển một cơ sở hạ tầng lưu trữ đơn giản, nhanh chóng và có thể mở rộng. Amazon S3 cũng đem đến cho khách hàng các khu vực trung tâm dữ liệu giống với thứ đang được nền tảng thương mại điện tử toàn cầu Amazon.com sử dụng. Chọn vùng trung tâm dữ liệu gần với điểm gốc của dữ liệu sẽ thúc đẩy quá trình truyền dữ liệu diễn ra nhanh hơn.
Các tính năng sao lưu dài hạn của Amazon S3 được cung cấp bởi Amazon S3 Glacier:
Amazon Elastic Block Store (Amazon EBS) là một hệ thống lưu trữ dạng khối dựa trên đám mây. EBS được sử dụng phổ biến nhất để lưu trữ dữ liệu không được truy cập thường xuyên và không thể sửa đổi từ Amazon Elastic Compute Cloud (EC2), một dịch vụ máy ảo dựa trên đám mây của Amazon.
Khối lượng lưu trữ Amazon EBS được tự động sao chép trong vùng sẵn sàng EBS (EBS Availability Zone). Ở đó, dữ liệu được giữ an toàn trên một hệ thống tệp bất kể máy ảo EC2 được bật hay tắt.
Đối với các chuyên gia quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí lưu trữ, AWS cung cấp một giải pháp sao lưu gia tăng (một loại sao lưu tại đó hệ thống chỉ sao lưu dữ liệu đã được tạo hoặc sửa đổi kể từ lần sao lưu trước) được gọi là EBS Snapshot. Với tính năng này, nó sẽ chỉ ghi lại những thay đổi gần đây nhất trên thiết bị, loại bỏ việc phải sao chép lại khối lượng lớn dữ liệu.
AWS Storage Gateway là dịch vụ lưu trữ lai, kết nối các tài nguyên tại chỗ của doanh nghiệp với môi trường điện toán đám mây AWS. Các khả năng của cổng lưu trữ AWS thúc đẩy việc thiết lập dễ dàng các quy trình sao lưu và lưu trữ dài hạn.
AWS cung cấp các mức giá linh hoạt cho phép khách hàng lựa chọn mô hình tài chính phù hợp nhất với doanh nghiệp hoặc dự án của mình.
Theo yêu cầu: Khách hàng chỉ trả tiền cho các dịch vụ được cung cấp khi cần thiết. Bạn có thể từ chối và ngừng sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào. AWS cung cấp chiết khấu giảm giá dựa trên khối lượng sử dụng và tiết kiệm cho các phiên bản dự trữ lên đến 75% so với giá phiên bản theo yêu cầu. Ngoài ra khách hàng còn có thể mua theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm, linh hoạt thay đổi vùng sẵn sàng, kích cỡ phiên bản và loại mạng của phiên bản Dự trữ tiêu chuẩn.
Chia bậc miễn phí cung cấp nhiều tùy chọn sử dụng miễn phí cho các dịch vụ AWS khác nhau. Một số ưu đãi được cung cấp miễn phí với thời gian không giới hạn trong khi đó một số khác có thể hết hạn sau 12 tháng sử dụng hoặc ít hơn.
Bởi vì phương pháp tính giá rất phức tạp nên AWS cung cấp rất nhiều hướng dẫn để giúp khách hàng tối ưu hóa và tính toán chi phí tại đây.
Microsoft Azure là một dịch vụ điện toán đám mây đem đến các giải pháp IaaS, Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và Nền tảng-như-một-dịch vụ (Platform-as-a-Service - PaaS) cấp doanh nghiệp. Azure cũng cung cấp cho khách hàng các chức năng cho toàn bộ chu trình sản xuất, chẳng hạn như giải pháp máy ảo phổ biến với khả năng điện toán nhanh và có thể mở rộng.
Ra mắt vào năm 2010, Microsoft Azure đã dành được danh tiếng cho mình trong việc cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây cao cấp cho doanh nghiệp. Azure tập trung vào các mạng đám mây lai giúp khách hàng di chuyển dữ liệu sang đám mây trong khi vẫn giữ được các tài nguyên lưu trữ tại tổ chức của mình. Azure cung cấp các kiểm soát bảo mật và quyền riêng tư cho phép người dùng đối phó với mối đe dọa trong thời gian thực.
Azure đem đến cho các tổ chức một bộ tài nguyên điện toán đám mây mạnh mẽ tương thích với nhiều ngôn ngữ và công cụ mã hóa. Azure cũng có nhiều tính năng dành cho các nhóm DevOp (các nhóm có cả kinh nghiệm làm việc liên quan đến phát triển phần mềm và vận hành hệ thống) và Internet vạn vật như Trình quản lý tài nguyên Azure và Azure IoT Edge. Tuy nhiên, quản lý dữ liệu Azure chủ yếu là thủ công, hầu như không có tính năng tự động hóa nào cả.
Azure Storage cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây an toàn và có thể mở rộng cho dữ liệu, khối lượng công việc và ứng dụng. Azure có nhiều giải pháp lưu trữ khác nhau cho lưu trữ tệp tiêu chuẩn, lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc, lưu trữ đối tượng dựa trên REST (Representation State Transfer - một kiểu kiến trúc được sử dụng trong việc giao tiếp giữa các máy tính bao gồm máy tính cá nhân và máy chủ của trang web trong việc quản lý các tài nguyên trên internet). Azure cung cấp giải pháp “hồ dữ lieeuh” (data lake solution) cho dữ liệu lớn và lưu trữ hàng đợi cho các khối lượng công việc lớn.
Dịch vụ sao lưu Azure là một giải pháp sao lưu đơn giản và thân thiện với người dùng cho tất cả các tài nguyên Azure.
Các tính năng chính của sao lưu Azure:
Azure Site Recovery là một giải pháp phục hồi thảm họa dưới dạng dịch vụ được tích hợp trong nền tảng Azure.
Các tính năng chính của Azure Site Recovery:
Microsoft Azure cho phép khách hàng tùy chỉnh thanh toán theo nhu cầu của tổ chức. Mô hình trả phí theo nhu cầu phức tạp này cung cấp một mức độ tối ưu hóa giá phí và kiểm soát ngân sách cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng có thể mở rộng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo tài khoản Azure sinh viên cực đơn giảnNền tảng đám mây của Google (Google Cloud Platform - GCP) cung cấp hơn 50 dịch vụ điện toán đám mây. Tài nguyên GCP cho lưu trữ, dữ liệu và Học máy (Machine Learning - ML) được cung cấp dưới dạng IaaS, Nền tảng-như-một-dịch vụ (Platform-as-a-Service - PaaS) và Phần mềm-như-một-dịch vụ (Software-as-a-Service - SaaS). GCP có khả năng tùy biến cao và hỗ trợ nguồn mở.
Dịch vụ lưu trữ đám mây của Google, Google Cloud Storage, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2010. Trong những năm sau đó, Google đã biến một dịch vụ lưu trữ đơn giản thành một giải pháp toàn diện có khả năng cạnh tranh với AWS và Microsoft Azure. Năm 2018, GCP xuất hiện trong báo cáo nghiên cứu thị trường hàng năm của Gartner với tư cách là người dẫn đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây. Ngày nay, GCP có sẵn ở 58 khu vực và 19 vùng lãnh thổ.
Sức mạnh của GCP nằm ở chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm về học sâu, học máy, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu. Ngoài việc định hướng dữ liệu cao, khách hàng GCP còn được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng khách hàng mạnh mẽ, đáng tin cậy và an toàn của Google. Tất cả tài nguyên GCP được bảo vệ bởi các giao thức bảo mật được xây dựng sẵn bên trong và có thể được quản lý từ Google Cloud Console, một công cụ giúp bạn triển khai, mở rộng và chẩn đoán các vấn đề trong quá trình sản xuất với giao diện web đơn giản.
Dịch vụ lưu trữ GCP cung cấp những giải pháp lưu trữ đám mây giúp các công ty ở mọi quy mô cần. Các giải pháp lưu trữ này tương thích với mọi đối tượng, khối dữ liệu, tệp dữ liệu và nội dung máy chủ.
Các dịch vụ lưu trữ GCP chính:
Sao lưu GCP không được hỗ trợ trong GCP. Mặc dù GCP cung cấp nhiều dịch vụ có thể được tùy chỉnh hoặc tái sử dụng để sao lưu nhưng không có giải pháp sao lưu chính thức nào của GCP. Khách hàng có thể tích hợp với các nhà cung cấp bên thứ ba được liệt kê trong danh sách các đối tác của GCP.
GCP cung cấp cho khách hàng hai lựa chọn dựa trên mức độ sử dụng:
GCP tự hào về các tính năng tính giá sáng tạo của mình, cung cấp tùy chỉnh và tối ưu hóa giá phí nâng cao.
Kết luận
Ba công ty điện toán đám mây này cung cấp các dịch vụ mạnh mẽ và kiểm soát tùy chỉnh giúp khách hàng tìm được hoặc tạo ra giải pháp phù hợp với tổ chức của mình. Về các giải pháp sao lưu, mỗi công ty sở hữu một thế mạnh có thể giúp bạn xác định được dịch vụ nào nên lựa chọn.
Nguồn: ictvietnam
Mọi người cùng tìm kiếm: amazon s3 là gì
Tips: Tham gia Channel Telegram KDATA để không bỏ sót khuyến mãi hot nào