Public Cloud dần biến mất để nhường chỗ cho loại hình khác?
Kể từ trong đại dịch COIVD, điện toán đám mây (Cloud Computing) trỗi dậy đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Dù là thế nhưng trong Cloud Computing lại có sự phát triển không đồng đều với nhau. Hybrid Cloud và các dịch vụ mới vươn lên hòng chiếm chỗ của Public Cloud trong lĩnh vực điện toán đám mây.
Có thể thấy rõ từ năm 2020, đặc biệt là trong giai đoạn COVID bùng phát khắp mọi nơi, trải dài từ Á sang Âu, Phi, Mỹ và Châu Đại Dương, điện toán đám mây được dịp phát triển chưa từng thấy trong lịch sử. Các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để thích nghi với đại dịch bằng cách đẩy mạnh chuyển đổi số. Tức là áp dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tối ưu hóa năng suất làm việc, thay đổi quy trình làm việc, xây dựng văn hóa công ty…. Trong đó, điện toán đám mây (Cloud Computing) được các chuyên gia đánh giá là đóng vai trò rất quan trọng trong việc đối phó với COVID-19.
Public Cloud dần mất vị thế trên thị trường?
Cloud Computing là việc cung cấp tài nguyên phù hợp với nhu cầu người dùng thông qua Internet. Nguồn tài nguyên này bao gồm rất nhiều thứ có liên quan đến điện toán và máy tính như máy chủ, lưu trữ, phần cứng, phần mềm…. nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên mạng.
Theo mục đích quản lý, người ta chia Cloud Computing ra làm 4 mô hình: Public Cloud (đám mây công cộng), Private Cloud (đám mây riêng – đám mây doanh nghiệp), Hybrid Cloud (mô hình kết hợp giữa Public Cloud + Private Cloud) và Community Cloud (đám mây cộng đồng). Còn chia theo mục đích sử dụng, Cloud Computing gồm Distributed Cloud, Serverless Computing, Multi-Cloud, Edge Computing…..
Điều đáng nói là gần đây vị thế của Public Cloud dường như đang bị đe dọa. Trong năm 2021, có tới 87% doanh nghiệp đã áp dụng Hybrid Cloud – đứa con lai giữa Public Cloud và Private Cloud bởi khả năng mở rộng cao & triển khai nhanh chóng, tính an toàn bảo mật và chi phí tương đối phù hợp.
Bên cạnh Hybrid Cloud, năm 2021 cũng chứng kiến sự phát triển vượt bậc của giải pháp phân tán đám mây: Distributed Cloud, Serverless Computing, Platform as a Service và Multi-Cloud nhờ tính linh hoạt, hiệu suất hoạt động cao & khả năng khôi phục tốt hơn. Theo đó có đến 93% tổ chức áp dụng chiến lược Multi-Cloud, Serverless Computing bắt đầu được doanh nghiệp biết đến và dự kiến loại hình này sẽ tăng khoảng 25% trong năm 2025.
Ngoài ra thì Trí tuệ nhân tạo AI, Edge Computing được dự báo sẽ là xu hướng của tương lai khi Edge Computing là nền tảng của công nghệ Internet vạn vật (IoT) được ứng dụng trong các thành phần nhận dạng khuôn mặt, chấm công thông minh, chuông cửa từ xa, công tắc đèn thông minh, hệ thống kiểm soát nhiệt độ….
Một số xu hướng nêu trên đã chứng tỏ Public Cloud đang có nguy cơ bị đe dọa từ chính những người anh em của mình.
Những con số biết nói đã minh chứng cho vị thế của Public Cloud
Mặc dù Hybrid Cloud đang vươn lên làm lu mờ Public Cloud nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng đám mây công cộng không dễ dàng để đám mây riêng qua mặt. Hơn nữa, dựa vào những ưu điểm vượt trội cùng số lượng người dùng ổn định, Public Cloud một lần nữa chứng tỏ vị thế hàng đầu trên thị trường điện toán đám mây:
– Doanh thu: Năm 2019, thị trường Public Cloud toàn cầu đạt doanh thu 258 tỷ đô (năm 2018 chỉ đạt 154 tỷ đô); năm 2020 vươn lên 257,5 tỷ USD; năm 2021 tăng mạnh mẽ tới con số 304,9 tỷ USD.
– Tính đến hết 2020, 31% doanh nghiệp phụ thuộc vào Public Cloud trong khi đó Hybrid Cloud chiếm vị trí thứ hai với 28%.
– Và những ưu điểm nổi bật không thể thay thế của Public Cloud:
- Triển khai nhanh chóng: Có thể triển khai ngay chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Tùy từng dịch vụ, có loại chưa đến vài phút.
- Không cần bảo trì: Nhà cung cấp sẽ vận hành và duy trì dịch vụ nên người dùng không phải can thiệp.
- Khả năng mở rộng lớn và linh hoạt: Khả năng mở rộng gần như không giới hạn, nhà cung cấp dịch vụ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp với nhu cầu kinh doanh của khách hàng.
- Chi phí sử dụng thấp: Sử dụng Public Cloud giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư cho công nghệ thông tin. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp không mất nhiều tiền để chi cho những thiết bị phần cứng, máy chủ được ảo hóa…..
Ngoài ra nếu doanh nghiệp có thể tùy chọn các thông số hay cấu hình cần thiết và chỉ trả phí khi cho phần đã sử dụng.
Qua đây chúng ta có thể thấy rõ một điều: So với Hybrid Cloud, Private Cloud, Community Cloud hay các giải pháp đám mây khác đang nỗ lực vươn lên thị trường thì Public Cloud cũng không dễ dàng bị “lép vế”. Trong quá khứ, hiện tại, tương lai, đám mây công cộng vẫn luôn TỒN TẠI và là lựa chọn tối ưu dành cho mọi loại hình doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
Nhà cung cấp Public Cloud hàng đầu tại Việt Nam
Gắn bó với lĩnh vực điện toán đám mây công cộng Public Cloud đã hơn 10 năm có lẻ, KDATA hiện đang là một trong số các nhà cung cấp Hosting, Cloud Server, cho thuê máy chủ, chỗ đặt máy chủ, CDN, Object Storage… uy tín và chất lượng nhất tại thị trường Việt Nam.
KDATA hiện đang sở hữu 3+ trung tâm dữ liệu, 600+ máy chủ, hỗ trợ 500+ khách hàng hoạt động liên tục nhằm mang tới chất lượng các dịch vụ với cấu hình mạnh mẽ, ổn định, an toàn, bảo mật, tiện lợi, dễ sử dụng….
Dịch vụ Cloud Server
Cloud Server của KDATA cho phép khách hàng khởi tạo theo nhu cầu hàng loạt các tài nguyên máy chủ ảo bao gồm bộ vi xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ tạm thời (RAM), dung lượng lưu trữ (Storage) và hệ thống mạng (Networks) mà không cần phải đầu tư thiết bị phần cứng tại trung tâm dữ liệu (Data Center) với đặc điểm:
+ Tính linh hoạt cao: Hoạt động trên 2 cơ chế tính tiền theo giờ và tính tiền theo chu kỳ dài trên cùng một tài khoản.
+ Hạ tầng mạnh mẽ: Hệ thống được đặt tại Data Center đạt chuẩn Tier 3 Quốc tế của Viettel, VNPT. Dịch vụ sử dụng riêng hệ thống kết nối cáp ổn định, băng thông cao lên tới 100Gbps, đảm bảo cam kết chất lượng (SLA) 99,99% uptime.
Dịch vụ Hosting
Cung cấp 5 dịch vụ chính là Linux Hosting, Windows Hosting, SEO Hosting, WordPress Hosting và Hosting giá rẻ với mức chi phí phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp.
Dịch vụ cho thuê máy chủ
Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server) theo cấu hình yêu cầu với hệ thống máy chủ hiện đại từ Dell, IBM, Supermicro… được đặt tại các Datacenter lớn như VNPT, Viettel, FPT.
Dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ
Dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ mang đến cho khách hàng không gian chỗ đặt máy chủ (Co-Location) lý tưởng, mà trong đó bạn được toàn quyền sử dụng và quản lý với các công cụ quản lý thông minh nhất.
Ngoài ra công ty còn cung cấp thêm các dịch vụ như VPS, Cloud VPS, VPS giá rẻ, CDN, Domain, Object Storage, Email doanh nghiệp… với mức giá rất cạnh tranh, đảm bảo chất lượng tuyệt đối.
Không những cam kết về chất lượng, giá cả mà KDATA còn đặc biệt quan tâm đến dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ người dùng. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật trẻ, am hiểu kiến thức chuyên môn sẵn sàng support, tư vấn cho khách hàng liên tục 24/7 kể cả ngày nghỉ lễ nhằm giúp khách hàng có những trải nghiệm dịch vụ Public Cloud tốt nhất cùng KDATA.
Chương trình khuyến mại tháng 6 của KDATA
Hân hạnh đồng hành cùng sự kiện công nghệ di động lớn Việt Nam “Vietnam Mobile Day” với tư cách là Nhà tài trợ Bạc, KDATA hi vọng cộng đồng sẽ nắm bắt những thông tin, xu hướng mới và trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để có thể nâng cao sức cạnh tranh trong thị trường mobile.