PHP, bạn biết gì về ngôn ngữ lập trình website này?

Bạn là một newbie và bạn đang bắt đầu tìm hiểu về PHP? Bạn chưa hiểu rõ ngôn ngữ lập trình PHP là gì? Có những ưu điểm như nào? Một lập trình viên PHP cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản ra sao?... Tất tần tật sẽ được chúng tôi giải đáp bên dưới. 

Tìm hiểu ngôn ngữ PHP là gì

Ngôn ngữ PHP là từ viết tắt của Personal Home Page (hiện nay là Hypertext Preprocessor). Thuật ngữ này chỉ chuỗi ngôn ngữ kịch bản hay mã lệnh, phù hợp để phát triển cho các ứng dụng nằm trên máy chủ.

PHP, bạn biết gì về ngôn ngữ lập trình website này? 1

Khi viết phần mềm bằng ngôn ngữ PHP, chuỗi lệnh sẽ được xử lý trên server để từ đó sinh ra mã HTML trên client. Và dựa vào đó, các ứng dụng trên website của bạn sẽ hoạt động một cách dễ dàng.

Người ta thường sử dụng PHP trong việc xây dựng và phát triển các ứng dụng website chạy trên máy chủ. Mã lệnh PHP có thể nhúng được vào trang HTML bằng cách sử dụng cặp thẻ PHP.

Nhờ đó, website bạn phát triển dễ dàng kết nối được với các website khác trên hệ thống mạng internet.

PHP cũng là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở và miễn phí. PHP tương thích với nhiều nền tảng khác nhau như Windows, MacOS và Linux, v.v.

Đa phần các trang website bạn đang sử dụng hàng ngày để học tập, làm việc và giải trí đều sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP. Chẳng hạn như Facebook, Pinterest, Wikipedia, WordPress, v.v.

Ngôn ngữ lập trình PHP được đánh giá là dễ đọc. Do vậy, cũng dễ hiểu tại sao nó lại trở thành ngôn ngữ được nhiều bạn trẻ ưu tiên lựa chọn học trước khi bắt đầu vào nghề.

PHP Developer - Nhân viên lập trình PHP là gì?

Nhân viên lập trình PHP (hay PHP Developer) là những người chuyên phát triển các ứng dụng, chương trình và website bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Đây là ngôn ngữ lập trình khá được ưa chuộng sử dụng để phát triển ứng dụng web.

PHP, bạn biết gì về ngôn ngữ lập trình website này? 2

Tại một số doanh nghiệp, họ được gọi với các chức danh chung chung như “Nhà phát triển phần mềm” hoặc “Nhà phát triển web”. Tuy nhiên về bản chất, công việc của một Nhà phát triển PHP chỉ là chiếm một phần nhỏ và chuyên biệt hơn các vị trí trên.

Nhiệm vụ của PHP Developer khá rộng và khác nhau tùy thuộc vào quy mô công ty, lĩnh vực hoạt động, v.v. Nhưng nhìn chung, người lập trình viên PHP sẽ cần:

- Tạo, thử nghiệm và triển khai các ứng dụng, website mới.
- Xác định và khắc phục các sự cố tương thích liên quan đến CSS, HTML và tập lệnh. Thông thường, đó là vấn đề không tương thích giữa một loạt các nền tảng và trình duyệt khác nhau.
- Nghiên cứu và phát triển các dạng hệ thống khác nhau về khả năng sử dụng, hiệu suất của trang web và thiết kế cơ sở dữ liệu.
- Phối hợp nhịp nhàng cùng với các nhóm phát triển khác để giải quyết vấn đề phát sinh như xung đột phần mềm, tối ưu các nội dung phát triển, v.v.
- Luôn cập nhật các phương pháp lập trình và công nghệ web mới nhất thông qua các tài liệu, hội thảo và hội nghị chuyên môn.

Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình web PHP

PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất vì những lợi ích mà nó đem lại. Về cơ bản, có 4 ưu điểm chính:

- Tính đơn giản và linh động: PHP sử dụng mã nguồn mở nên việc cài đặt và sử dụng nó rất dễ dàng. Ngôn ngữ này phù hợp với cả những người hoàn toàn mới với nghề lập trình viên. Bạn chỉ cần học chăm chỉ trong 3 – 6 tháng để thuần thục nó.

PHP, bạn biết gì về ngôn ngữ lập trình website này? 3


- Cộng đồng hỗ trợ lớn: PHP là một ngôn ngữ phổ biến nên các diễn đàn, đội nhóm chuyên sâu của PHP thuộc hàng ngũ đầu của ngành. Bên cạnh đó, thị trường tuyển dụng cho công việc này cũng chưa bao giờ giảm nhiệt.
- Cơ sở dữ liệu đa dạng: PHP cho phép kết nối với hầu hết các loại cơ sở dữ liệu như MySQL, mSQL, MS-SQL, SQLite, PostgreSQL, v.v. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị giới hạn và có thể chọn cơ sở dữ liệu tối ưu nhất cho ứng dụng của mình.
- Thư viện phong phú: Nhiều sách hướng dẫn và các tài liệu tham khảo có sẵn, cung cấp các kiến thức hữu ích cho các lập trình viên mới làm quen dần.

Những hạn chế của ngôn ngữ PHP

 Mặc dù ngôn ngữ lập trình PHP hữu ích cho việc phát triển web, nhưng nó cũng có một số nhược điểm nhất định. Trong đó, hạn chế lớn nhất có thể kể đến chính là lỗi bảo mật đến từ hai nguyên do chính:

Bản chất mã nguồn PHP: Ngôn ngữ PHP có mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là các lỗ hổng của mã nguồn sẽ bị công khai ngay sau khi chúng được tìm thấy. Do đó, trước khi kịp sửa chữa, các lỗ hổng có thể bị khai thác cho các mục đích xấu.

PHP, bạn biết gì về ngôn ngữ lập trình website này? 4


Một số ứng dụng bằng ngôn ngữ PHP được thiết kế bởi người thiếu kinh nghiệm: Bởi PHP phù hợp với lập trình viên mới vào nghề. Cho nên một số trang web và ứng dụng được phát triển bởi những người còn thiếu kinh nghiệm cũng sẽ đem đến hiệu suất và bảo mật kém hơn.

Yêu cầu cần có đối với lập trình viên PHP 

Nắm vững kiến thức chuyên môn

Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn nên có các chứng chỉ hoặc bằng cử nhân liên quan đến ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là các chuyên ngành:

- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật phần mềm
- Lập trình

Tuy nhiên, đôi khi bằng cấp không phải là yếu tố bắt buộc. Nhiều doanh nghiệp thường sẽ ưu tiên tuyển dụng dựa trên kinh nghiệm làm việc hoặc kết quả thực tế.

PHP, bạn biết gì về ngôn ngữ lập trình website này? 5

Do vậy, bạn nên nắm vững kiến thức chuyên môn không chỉ từ lý thuyết tìm hiểu về lập trình PHP là gì mà còn áp dụng chúng để có thêm kinh nghiệm thực chiến nhé!

Khả năng tự tìm tòi và học hỏi

Công nghệ thông tin nói chung và lập trình website PHP nói riêng là một trong những nghề luôn luôn có sự đổi mới, phát triển từng ngày, từng giờ.

Muốn trở thành một PHP Developer có chuyên môn cao, bạn cũng không thể thiếu kỹ năng quan sát, học hỏi và cập nhập xu hướng, kiến thức công nghệ mới nhất. Bạn có thể tự học thông qua:

- Các tài liệu chuyên ngành về PHP mới nhất trong và ngoài nước
- Các khóa học trực tuyến
- Buổi hội thảo từ các chuyên gia hàng đầu

Tiếng Anh tốt

Không chỉ riêng ngành ngôn ngữ lập trình web PHP, mà bất kỳ ngành nghề nào cũng cần một vốn ngoại ngữ nhất định. Đặc biệt khi các công cụ và tài liệu hay hầu hết đều sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

Vì vậy, nếu không trau dồi vốn ngoại ngữ của bản thân, bạn rất khó để phát triển sự nghiệp trong ngành này. 

Khả năng giao tiếp

Công việc hàng ngày của một lập trình viên PHP không chỉ quanh quẩn làm việc với máy tính, phần mềm, mà bạn còn cần phối hợp, làm việc nhóm với các phòng ban khác. Quá trình này sẽ giúp đưa ra các hướng phát triển tối ưu và đạt hiệu suất cao nhất.

Vì vậy, khả năng giao tiếp là kỹ năng cũng không thể thiếu của các lập trình viên.

Cẩn thận và tỉ mỉ 

Lập trình viên là một trong nghề đòi hỏi tính cẩn thận và tỉ mỉ. Cũng bởi vì, chỉ cần có một lỗi chính tả hay gõ nhầm ký tự trong đoạn hệ thống mã của bạn cũng có thể khiến ứng dụng gặp lỗi tuỳ theo mức độ.

Chính vì thế, khi lập trình bạn cần sự chỉn chu và xem xét cẩn thận để giảm các lỗi mắc phải. 

PHP, bạn biết gì về ngôn ngữ lập trình website này? 6

Tại Việt Nam, các vị trí lập trình viên PHP sơ cấp, có ít kinh nghiệm hay trình độ chưa cao, có thể được chi trả khoảng 15 – 17 triệu đồng/tháng. Còn đối với người có kinh nghiệm trên 1 năm, con số trung bình này tăng đến mức hơn 25 triệu/ tháng. Mức thu nhập này có thể cao hoặc thấp hơn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công ty, vị trí, nhu cầu của từng thị trường, v.v.

Phần kết:

Trên đây là toàn bộ thông tin có liên quan đến PHP cũng như lập trình viên PHP. Chúng tôi hi vọng rằng chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại ngôn ngữ lập trình phổ biến này. 

Nguồn bài: Tổng hợp