Để đáp ứng nhu cầu về một môi trường dịch vụ đám mây an toàn, ổn định và hiệu quả hơn thì một đám mây mới mang tên Hybrid Cloud đã được ra đời. Vậy Hybrid Cloud là gì? Nó được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Hybrid cloud là một môi trường điện toán đám mây kết hợp, giao thoa giữa nền tảng private cloud được thiết kế riêng cho một tổ chức được cung cấp bởi 1 bên thứ 3, và các dịch vụ public cloud (như Google hay Amazon).
Bằng cách cho phép luân chuyển khối lượng công việc giữa Private cloud và Public cloud khi có những thay đổi về nhu cầu tính toán và chi phí, Hybrid cloud mang lại cho các doanh nghiệp sự linh hoạt và nhiều tùy chọn triển khai dữ liệu hơn.
Để thiết lập một Hybrid Cloud thì cần đáp ứng các yếu tố:
- Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), chẳng hạn như Dịch vụ web của Amazon, Microsoft Azure hoặc Google Cloud Platform
- Kiến trúc của private cloud, hoặc thiết lập tại chỗ hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ private cloud - Và một kết nối mạng diện rộng (WAN) đủ để đáp ứng giữa hai môi trường.
Thông thường, doanh nghiệp sẽ lựa chọn public cloud để truy cập các phiên bản tính toán, tài nguyên lưu trữ hoặc các dịch vụ khác.
Tuy nhiên, doanh nghiệp lại không có quyền kiểm soát trực tiếp kiến trúc của public cloud, vì vậy để triển khai hybrid cloud cần phải tự xây dựng môi trường private cloud cho mình để đạt được khả năng tương thích với các mô hình đám mây hoặc đám mây công cộng mong muốn. Việc này yêu cầu các cài đặt ổ cứng thích hợp bên trong trung tâm dữ liệu, bao gồm máy chủ, lưu trữ, mạng cục bộ (LAN) và cân bằng tải.
Sau đó, doanh nghiệp sẽ phải triển khai một lớp ảo hóa hoặc cài hypervisor để tạo, hỗ trợ các máy ảo (VM) và trong một số trường hợp, các kho chứa thông tin.
Tiếp theo, bộ phận IT sẽ phải cài đặt một lớp phần mềm private cloud, chẳng hạn như OpenStack 1 trong những chương trình hypervisor hàng đầu trong cung cấp các tính năng đám mây như: self-service - tự phục vụ, tự động hóa, khả năng phối hợp, độ tin cậy, khả năng phục hồi, billing – tính năng thanh toán và bồi hoàn.
Mấu chốt để thành công trong việc tạo hybrid cloud là lựa chọn các hypervisor - phần mềm ảo và các lớp phần mềm đám mây tương thích với đám mây công cộng mong muốn, đảm bảo khả năng tương tác thích hợp với các giao diện lập trình ứng dụng (API) và dịch vụ của đám mây công cộng.
Sự triển khai các phần mềm và dịch vụ tương thích cũng cho phép việc luân chuyển liên tục các phiên bản giữa private cloud và public cloud. Developer cũng có thể tạo ra các ứng dụng nâng cao bằng cách sử dụng kết hợp các dịch vụ và tài nguyên trên các nền tảng riêng và công cộng.
- Công nghệ này cho phép một doanh nghiệp triển khai mô hình Hybrid Cloud "tại chỗ" để lưu trữ các công việc quan trọng, cùng lúc sử dụng dịch vụ Public Cloud của bên thứ ba để lưu trữ các tài nguyên ít quan trọng hơn chẳng hạn như thử nghiệm và phát triển.
- Hybrid cloud cũng đặc biệt có ích lợi lớn đối với các công việc có tính thay đổi cao hoặc có tính đột biến.
Ví dụ: hệ thống nhập lệnh giao dịch có số lần tăng đột biến trong dịp nghỉ lễ là một trường hợp thích hợp sử dụng mô hình Hybrid Cloud. Ứng dụng có thể được chạy trên private cloud nhưng sử dụng hybrid cloud để truy cập tài nguyên mở rộng từ public cloud khi nhu cầu tính toán tăng đột biến.
Sự luân chuyển linh hoạt cho phép người dùng lựa chọn đám mây phù hợp với khối lượng công việc cần làm. Qua đó, tạo ra các phương án dự phòng để chuyển sang sử dụng đám mây công cộng khi khối lượng công việc vượt quá khả năng giải quyết của đám mây nội bộ.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chỉ phải thanh toán cho thời gian sử dụng tăng thêm vào những lúc thật sự cần thiết, giúp tiết kiệm chi phí khi không phải đầu tư hệ thống tốn kém chỉ để sử dụng vài lần trong năm.
- Một trường hợp sử dụng hybrid cloud khác là xử lý Big data.
Ví dụ, một công ty có thể sử dụng bộ nhớ hybrid cloud storage để duy trì các công việc kinh doanh, kiểm tra, bán hàng và dữ liệu đang chồng chất, sau đó chạy các truy vấn phân tích trong đám mây công cộng.
- Hybrid cloud cũng cho phép việc sử dụng kết hợp các dịch vụ IT rộng hơn.
Ví dụ, một doanh nghiệp có thể xử lý các công việc quan trọng bên trong private cloud, nhưng đồng thời sử dụng cơ sở dữ liệu hoặc các dịch vụ lưu trữ của nhà cung cấp public cloud.
Điều này mở ra thêm các lựa chọn trong việc tìm các giải pháp lưu trữ nhanh chóng, ổn định nhưng có chi phí thấp cho các công ty. Bên cạnh đó, việc thiết kế server cũng trở nên linh hoạt hơn.
Lợi ích là như vậy, nhưng công nghệ đám mây lai vẫn hiện hữu những thách thức về kỹ thuật, kinh doanh và quản lý cần giải quyết:
Một thách thức nữa trong mô hình hybrid cloud là xây dựng và bảo trì đám mây riêng, đòi hỏi mức độ chuyên môn nhất định từ đội ngũ IT và các nhà kiến trúc đám mây. Việc triển khai phần mềm mở rộng, như cơ sở dữ liệu, hệ thống hỗ trợ và các công cụ khác có thể khiến mô hình private cloud thêm phức tạp.
Cuối cùng, 1 vấn đề khiến cho nhiều người vẫn còn nghi ngại với hybrid cloud là khả năng kiểm soát tính riêng tư, bảo mật khi mà nó vẫn chia sẻ 1 phần môi trường thông tin với các public cloud.
Qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ về Hybrid cloud là gì, ứng dụng của Hybrid cloud trong cuộc sống như thế nào rồi đúng không? Để có thể đạt được những hiểu quả sử dụng như mong muốn thì vấn đề về hoạch định, đánh giá tiềm năng và khả năng thực hiện là những vấn đề doanh nghiệp cần giải đáp. Ngoài ra, việc lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ cloud đảm bảo cũng là một giải pháp mà doanh nghiệp có thể cân nhắc khi ứng dụng mô hình này.
Tips: Tham gia Channel Telegram KDATA để không bỏ sót khuyến mãi hot nào