Hướng dẫn cách cài đặt LAMP trên CentOS 7 & 8

LAMP là từ viết tắt của các dịch vụ được kết hợp với nhau gồm: Linux (OS), Apache (Web Server), MariaDB (CSDL) và PHP. Hiện nay, LAMP được sử dụng rộng rãi để quản trị hệ thống web server. LAMP được xây dựng kết hợp để phục vụ cho nhu cầu web server xử lý web động của các ngôn ngữ lập trình phổ biến.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các bước để cài đặt LAMP Stack với các bản phát hành mới nhất là CentOS 7 và 8.

Hướng dẫn cách cài đặt LAMP trên CentOS 7 & 8

Cài đặt LAMP trên CentOS 7 & 8

1. Cài đặt Apache Web Server

Theo như mình được biết thì khi cài đặt Centos, mặc định Apache đã được cài đặt sẵn, vì vậy bạn nên kiểm tra tình trạng Apache đã tồn tại hay chua thông qua lệnh sau:

sudo systemctl status httpd

Nếu kết quả trả về như sau, tức là apache chưa được cài đặt.

Unit httpd.service could not be found.

Lúc đó bạn tiến hành các bước cài đặt Apache trong bài viết:

>> Hướng dẫn cài đặt Apache trên CentOS 7 & 8

Còn nếu kết quả trả về như sau thì Apache đã được cài đặt sẵn:

● httpd.service - The Apache HTTP Server
Loaded: loaded (/usr/lib/systemd/system/httpd.service; disabled; vendor pres>
Active: inactive (dead)
Docs: man:httpd.service(8)
lines 1-4/4 (END)

Với thông tin trên thì Apache đã được cài đặt nhưng chưa khởi động.

Để Apache hoạt động được thì bạn phải khởi động lên bằng lệnh sau.

sudo systemctl start httpd

Tiếp theo, đặt dịch vụ Apache để bắt đầu khi hệ thống khởi động:

sudo systemctl enable httpd

2. Cài đặt MariaDB

Để cài đặt hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu mã nguồn mở MariaDB, bạn hãy thực hiện theo các bước trong bài viết đã có trên blog.kdata.vn: (chèn link)

3. Cài đặt PHP

Sau khi cài đặt xong MariaDB và Apache, ta sẽ bắt đầu bước tiếp theo là cài đặt PHP.

Nhưng khi bắt đầu cài đặt, bạn cần đăng nhập vào máy chủ bằng user account có quyền sudo hoặc root user. Nếu không có sudo user trên hệ thống thì bạn có thể khởi tạo.

4. Test LAMP stack

Để kiểm tra PHP, bạn tạo một tệp info.php trong thư mục mặc định của Apache:

# echo "" > /var/www/html/info.p

Sau đó sử dụng trình duyệt của bạn nhập vào thanh tìm kiếm địa chỉ sau, thay thế 192.168.136.100 bằng địa chỉ IP Server của bạn.

http://192.168.136.100/info.php

Khi đó, trang của bạn sẽ như thế này. Và bạn sẽ nhìn thấy thông tin về phiên bản PHP đã được cài đặt.

Cuộn xuống trình duyệt để kiểm tra hỗ trợ cho MariaDB.

Chúc bạn thành công!