Điện toán đám mây là gì? Chắc hẳn bạn cũng ít nhất một lần nghe qua cụm từ này, nhưng để hiểu rõ hơn về nó và các ứng dụng hiện nay của điện toán đám mây thì bài viết bên dưới chính là câu trả lời tốt nhất cho vấn đề này.
Điện toán đám mây icloud là gì? Điện toán đám mây (Cloud Computing) chính là việc phân phối những tài nguyên công nghệ thông tin theo nhu cầu thông qua internet với các chính sách thanh toán theo hạn mức sử dụng.
Nguồn tài nguyên ở đây sẽ có thể là bất cứ thứ gì liên quan đến điện toán và máy chính. Chẳng hạn như phần mềm, phần cứng, hạ tầng mạng cho đến máy chủ, mạng lưới máy chủ cỡ lớn.
Nếu trước đây, bạn muốn làm điều gì cũng phải tự bỏ chi phí để đầu tư phần cứng, máy chủ, phần mềm và tự kết nối vào mạng. Sau đó lại phải tốn một chi phí để bảo dưỡng, bảo trì như các hệ thống làm mát, backup dữ liệu, sửa chữa nếu gặp lỗi,… Tuy nhìn qua sẽ khá đơn giản nhưng thật sự nó tốn khá nhiều chi phí, công sức và cả thời gian của bạn.
Đối với doanh nghiệp thì những chi phí kể trên thật sự rất lớn. Bởi họ không chỉ sử dụng các phần mềm nhỏ mà là cả một hệ thống quản lý đồ sộ và phức tạp. Chỉ cần một một lỗi thì cũng có thể làm mất hết cả dữ liệu hoặc ảnh hưởng đến doanh thu.
Nhưng với điện toán đám mây, nó sẽ giúp bạn giải quyết phần nào trong việc phải tự quản lý phần cứng, phần mềm. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng sẽ cắt giảm được chi phí đầu tư ban đầu trong việc phải tự trang bị máy chủ, chỗ đặt máy chủ và các công nghệ liên quan. Mọi vấn đề, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ giúp bạn giải quyết.
Ứng dụng của điện toán đám mây trong mọi mặt và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nổi bật nhất phải kể đến:
Doanh nghiệp thường sẽ phải vận hành một cơ sở dữ liệu lớn nhưng ngân sách lại có hạn hoặc không đủ chuyên môn để thực hiện. Lúc này, cơ sở dữ liệu điện toán đám mây chính là một lựa chọn tối ưu nhất.
Bạn không cần phải sở hữu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mà phía nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm bảo trì, vận hành hệ thống này. Việc duy nhất doanh nghiệp của bạn thực hiện sẽ là xử lý dữ liệu.
Ngoài ra, cơ sở dữ liệu đám mây còn có khả năng mở rộng không giới hạn. Bạn có thể yêu cầu mở rộng hoặc thu nhỏ chỉ trong vài phút. Thao tác này đối với cách cài đặt truyền thống thì bạn sẽ phải mất vài tuần cho việc cài đặt máy chủ, kho lưu trữ cùng những thiết bị khác liên quan.
Việc lưu trữ website trên đám mây là vô cùng cần thiết nếu hệ thống của bạn không thể đáp ứng được sự phát triển liên tục của doanh nghiệp. Nếu bạn đã có một trang web thì chắc chắn sẽ biết rằng việc lưu trữ web thường chiếm phần lớn nguồn lực CNTT.
Với khả năng mở rộng của nền tảng đám mây, website của bạn có thể dễ dàng chuyển sang máy chủ gần nhất hoặc những cụm máy chủ khác nếu chẳng may máy chủ kia đang gặp sự cố.
Các nguồn dữ liệu lớn sẽ được lưu trữ trên đám mây. Nó có thể sẽ không thể thu gọn kích thước của nguồn dữ liệu khổng lồ này, nhưng chắc chắn việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Như vậy, doanh nghiệp của bạn có thể tìm ra những giá trị để dễ dàng khai thác và sử dụng.
Điện toán đám mây giúp bạn kiểm tra, thử nghiệm xem ứng dụng liệu cho chạy trơn tru không. Lúc này, điện toán đám mây sẽ cung cấp cho bạn một môi trường mô phỏng, giúp bạn có khả năng tái tạo hoạt động kinh doanh thực tế.
Bên cạnh đó, tận dụng nguồn lực có sẵn của điện toán đám mây, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian hay công sức để tạo môi trường mô phỏng cho doanh nghiệp.
Dữ liệu nên được sao lưu thường xuyên để hạn chế những mất mác nếu chẳng may có sự cố xảy ra. Ngoài ra, việc sao lưu dữ liệu trên đám mây sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn so với việc sao chép dữ liệu một cách thủ công thông qua các thiết bị lưu trữ.
Đây là một ứng dụng cơ bản nhất của điện toán đám mây. Những dữ liệu được chia sẻ, truy xuất và lưu trữ vô cùng dễ dàng. Google Drive, Shutterstock, Dropbox, iCloud,… là những dịch vụ phổ biến khi sử dụng điện toán đám mây.
Có khá nhiều ứng dụng được thiết kế dựa trên nền tảng đám mây nhằm sở hữu giao diện trực quan, dễ sử dụng và phù hợp với từng ngành cụ thể.
Sau khi đã tìm hiểu điện toán đám mây là gì thì kế tiếp, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về ưu và nhược điểm của loại dịch vụ này.
Tóm lại, điện toán đám mây là gì ưu diểm và nhược điểm của nó đã được đề cập trong bài viết này. Nếu có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến điện toán đám mây là gì hãy comment bên dưới để KDATA giúp bạn giải đáp nhé.
Có thể bạn muốn xem thêm: https://blog.kdata.vn/anh-huong-cua-dien-toan-dam-may-den-nganh-ke-toan-kiem-toan-663/
Tips: Tham gia Channel Telegram KDATA để không bỏ sót khuyến mãi hot nào