Công nghệ ảo hóa là gì? Ứng dụng trong lĩnh vực bảo mật như thế nào?

 Công nghệ ảo hóa là gì? Ứng dụng trong lĩnh vực bảo mật như thế nào?

Là người yêu thích máy tính và công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ "ảo hóa" hay "công nghệ ảo hóa". Vậy công nghệ ảo hóa là gì? Có lợi ích gì? Ứng dụng trong lĩnh vực bảo mật như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Công nghệ ảo hóa là gì?

Công nghệ ảo hóa Virtualization là công nghệ cho phép tạo ra các ranh giới ảo Virtual Abstraction cho phép phân chia một thiết bị máy tính thành các thiết bị ảo nhỏ hơn gọi là Virtual Machines. Các Virtual Machines có thể chạy các hệ điều hành, ứng dụng và phần mềm riêng biệt, giúp các doanh nghiệp tận dụng được tối đa tiềm năng của một thiết bị vật lý.

Công nghệ ảo hóa là gì? Ứng dụng trong lĩnh vực bảo mật như thế nào?

Một thiết bị vật lý khi chạy ảo hóa sẽ được cài một Hypervisor. Đây là phần mềm cho phép chạy các Virtual Machines (VM) trên cùng một thiết bị vật lý. Chính vì vậy, Hypervisor có thể coi là nền tảng của công nghệ ảo hóa.

Công nghệ ảo hóa được chia làm 3 loại chính: 

  • Private Cloud là hình thức tạo ra các máy ảo trên các Server trong Datacenter của một doanh nghiệp, phục vụ cho mục đích kinh doanh và hoạt động của duy nhất doanh nghiệp đó.
  • Public Cloud là dịch vụ Hosting, cho các doanh nghiệp khác thuê Server để sử dụng cho các mục đích khác nhau, ví dụ như Web Hosting.
  • Hybrid Cloud là kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud, cho phép doanh nghiệp vừa có các máy ảo phục vụ cho hoạt động của cá nhân, vừa có các máy ảo thuê dịch vụ cho việc Hosting dịch vụ.

Các nền tảng công nghệ ảo hóa hàng đầu hiện nay có thể kể đến như: VMWare vSphere, Hyper-V (Microsoft), KVM (Redhat), Virtualbox (Oracle). 

Các lợi ích của công nghệ ảo hóa 

  • Tận dụng tối đa tài nguyên, Giảm thiểu số lượng thiết bị vật lý cần thiết

Việc không ứng dụng công nghệ ảo hóa làm hạn chế khả năng tối ưu tài nguyên của thiết bị. Doanh nghiệp có thể lãng phí rất nhiều CPU, RAM và Storage nếu chỉ chạy một hệ điều hành duy nhất trên một thiết bị vật lý. Với ảo hóa, các doanh nghiệp khai thác được tối đa sức mạnh của máy móc cho các công việc và hoạt động kinh doanh. Từ đó giảm yêu cầu đầu tư vào các thiết bị phần cứng, giảm không gian cần thiết để lưu trữ và bảo vệ các thiết bị này và tối ưu hóa chi phí đầu tư, tăng cường lợi nhuận. 

Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp thậm chí còn không cần đầu tư vốn vào thiết bị phần cứng mà có thể thuê hoàn toàn dịch vụ Hosting của các nhà cung cấp dịch vụ thông qua công nghệ ảo hóa.

Công nghệ ảo hóa là gì? Ứng dụng trong lĩnh vực bảo mật như thế nào?  (1)

  • Đơn giản quy trình triển khai, vận hành và khắc phục sự cố

Ảo hóa giúp quy trình vận hành và triển khai trở nên đơn giản và dễ dàng, đôi khi chỉ tốn vài phút để triển khai một máy ảo mới. Trong trường hợp thiết bị máy ảo bị lỗi, có thể nhanh chóng tạo lại một máy ảo khác nhờ vào các bản Snapshot dự phòng. Quy trình này nhanh hơn rất nhiều so với việc cấu hình một thiết bị vật lý hoàn toàn mới.

  • Tạo ra một môi trường xanh và thân thiện hơn với hệ sinh thái

Như đã đề cập, ảo hóa giúp giảm lượng thiết bị vật lý cần thiết cho các Datacenter. Nó góp phần làm giảm lượng khí thải Carbon gây hiệu ứng nhà kính ra bên ngoài, giúp các Datacenter trở nên thân thiện hơn với môi trường. 

  • Phù hợp với xu thế công nghệ hiện nay

Việc triển khai ảo hóa giúp cho các đơn vị, tổ chức luôn được cập nhật và hỗ trợ dễ dàng nhờ sự phổ biến ngày càng lớn của các nền tảng này. Điều đó góp phần mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Ứng dụng của công nghệ ảo hóa trong lĩnh vực bảo mật 

  • Sandboxing

Công nghệ ảo hóa cho phép các chuyên gia bảo mật dễ dàng đánh giá được một phần mềm, ứng dụng mới ra mắt. Nếu trực tiếp chạy trên thiết bị có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn như lỗi tương thích, lỗi lập trình hoặc nguy hiểm hơn là chúng có thể chứa Viruses, Malwares. 

Công nghệ ảo hóa là gì? Ứng dụng trong lĩnh vực bảo mật như thế nào? (2)

Ảo hóa có thể tạo ra một môi trường Sandboxing giúp cô lập và đánh giá một phần mềm bất kỳ mà không lo lắng đến việc chúng có thể gây nguy hại cho hệ thống trung tâm của doanh nghiệp. 

  • Network Virtualization

Ảo hóa có thể tạo ra một mạng Network ảo và biệt lập trên một thiết bị vật lý duy nhất. Điều này giúp tăng cường khả năng bảo mật cho các tài nguyên quan trọng, khi mà giờ đây, các IP bên ngoài Internet không thể trực tiếp kết nối với các IP bên trong mạng ảo hóa. 

  • Server Virtualization

Ảo hóa cho phép phân chia các server ảo thành các khu vực khác nhau trên một thiết bị vật lý duy nhất. Nó cho phép việc vận hành và chạy các server này diễn ra độc lập. Có thể Reboot một server bất kỳ mà không ảnh hưởng đến các server khác. Các lỗi của một server cũng không thể tác động lên server khác.

Xu hướng ứng dụng ảo hóa ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, công nghệ ảo hóa đang được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là ở các doanh nghiệp ngân hàng, tài chính, viễn thông. Với khả năng tùy biến cao, triển khai nhanh chóng, dễ dàng, công nghệ này đang trở thành một xu thế tất yếu của ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Private Cloud là công nghệ ảo hóa đang được ứng dụng rất rộng rãi ở các Datacenter, cho phép các doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy biến và triển khai, quản trị các server và máy ảo của mình. Thông thường Private Cloud sẽ được xây dựng trên nền tảng VMWare vSphere Esxi. 

Dịch vụ Hosting cũng đang nở rộ tại Việt Nam với rất nhiều hãng cho thuê server như Mắt Bão, Bizfly Cloud, BKHost, Viettel, KDATA...Tóm lại, công nghệ ảo hóa đang được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam, gồm cả Private Cloud và Public Cloud. 

Các hãng bảo mật tiêu biểu trong việc sử dụng công nghệ này có thể kể đến như Carbon Black, Fidelis Cybersecurity, Sophos, Symantec.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về công nghệ ảo hóa và ứng dụng của nó trong lĩnh vực bảo mật. 

Nguồn: ictnews