Có nên mua tên miền cũ không? Mua domain cũ cần lưu ý gì?
Có nên mua tên miền cũ, tên miền đã qua sử dụng không? Cách mua domain cũ chất lượng như thế nào? Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này nhé!
Có nên mua tên miền cũ để sử dụng không?
Mua lại tên miền cũ là cách làm được khá nhiều người ưa thích hiện nay vì nó tận dụng được nhiều thế mạnh của tên miền đã qua sử dụng. Lợi nhiều nhưng hại cũng không ít. Vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ thiệt hơn trước khi quyết định mua hay không mua.
Ưu điểm của domain cũ:
- Lưu lượng truy cập có sẵn bởi nhiều người đã biết đến thương hiệu
- Đã được Google index, đã có độ trust trên công cụ tìm kiếm và hàng loạt chỉ số tốt khác phục vụ cho việc tên miền được ưu tiên xếp thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Đây chắc chắn là điều thu hút người làm SEO nhất, bởi họ hiểu rõ sự gian nan và khó khăn khi bắt đầu xây dựng và tối ưu một website mới. Vì vậy sẽ thật là tiện lợi khi sử dụng tên miền loại này.
- Tên miền có sẵn có lợi thế về chứa những từ khoá cần thiết, phù hợp đối tượng mục tiêu. Hiện nay tốc độ cạnh tranh từ khóa rất cao, nên cho dù bạn đã nghiên cứu ý tưởng từ khóa trước đó nhưng không hề dễ dàng để tìm một tên miền chưa được đăng ký đạt đủ điều kiện. Vì vậy, cách duy nhất để có được những tên miền mà bạn ưng ý này chính là mua lại chúng.
Nhược điểm của domain cũ:
- Thường tên miền cũ sẽ được gắn liền với tên thương hiệu hoặc tên công ty của người sở hữu cũ, vì vậy nếu thương hiệu này từng "dính phốt" thì thật không hay chút nào.
- Có rất nhiều domain có sẵn đang nhận về vô số backlink SPAM, nội dung không phù hợp hay ẩn chứ virus. Vì vậy nếu mua tên miền cũ này chẳng khác nào bạn đang đào hố tự chôn mình.
Mua tên miền cũ đã qua sử dụng cần lưu ý những gì?
#1. Xác định loại domain cần mua
Hiện nay có nhiều loại tên miền sẵn có, tùy thuộc vào mục đích của bạn. Có thể kể đến như:
- Tên miền thương hiệu: Đây gần như là sự lựa chọn bắt buộc của các doanh nghiệp lớn. Mua lại để để bảo vệ thương hiệu trên Internet. Tên miền thương hiệu sẽ là tên miền có giá rất cao khi chuyển nhượng, do đó muốn mua lại phải có ngân sách lớn. Ví dụ như Công ty DZR mua các tên miền DZR-Web.com, DZR-website.com, DZR-web.vn,… để hạn chế khách hàng nhầm lẫn và đối thủ cạnh tranh mua được gây ảnh hưởng thương hiệu.
- Tên miền theo ý tưởng dự án, kinh doanh: Tên miền dạng này thường chỉ tồn tại ngắn, phù hợp cho các ý tưởng độc đáo theo dự án, theo trend
- Tên miền từ khóa hot: Tên miền chứa từ khóa được tìm kiếm nhiều, cạnh tranh cao, thường được đầu cơ để bán lại. Tên miền loại này rất có lợi khi các công cụ tìm kiếm ưu tiên xếp hạng các website có từ khóa có trong root domain.
#2. Tuổi đời tên miền
Tuổi đời càng cao, tên miền càng có giá trị. Để check tuổi domain, bạn có thể sử dụng các công cụ như http://www.webconfs.com/domain-age.php
Lưu ý: Tuổi domain chính là ngày tên miền được đưa vào sử dụng, ngày Google Index lần đầu tiên chứ không phải ngày đăng ký tên miền.
#3. Pagerank (PR)
PageRank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Khi nói đến PageRank người ta thường nghĩ đến ngay Google PageRank. Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm.
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để phân tích giá trị tổng thể của một trang web và cũng là thước đó mà người làm SEO hướng đến. Do đó, khi mua lại domain cũ, bạn nên chọn các domain có PR cao (tuy nhiên giá cũng sẽ đắt hơn). Dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc Google đã khai tử công cụ PR nhưng không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng ccuar nó khi xếp hạng trang web.
#4. DA (Domain Authority)
Domain Authority (DA) là điểm xếp hạng website, điểm số này được phát triển bởi Moz. Mục đích chính của Domain Authority là dự đoán khả năng xếp hạng của một trang Web trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
DA được phân tích tổng hợp từ Alexarank, Pagarank và Backlinks. Nói một cách khác, nếu domain có chỉ số DA cao có nghĩa là cũng có Pagarank, Alexarank hay Backlink cao
Chỉ số DA có thang điểm từ 0 – 100:
- 20-30 là bình thường
- 40-70 là những tên miền/website có lượng truy cập lớn và phát triển mạnh mẽ, Alexa dưới 1 triệu
- 70-100 thì phải là những cộng đồng lớn, những domain/ site mạnh ở nội dung và index google lớn hơn 1 triệu. Thuộc top site Alexa 10.000.
>>> Để check PA & DA, bạn có thể sử dụng công cụ SEOMOZ
#5. TF(Trust Flow) và CF (Citiation Flow)
Ngoài PA & DA, bạn cần quan tâm tới 2 chỉ số nữa là TF(Trust Flow) và CF (Citiation Flow)
- TF: Chỉ số này sẽ cho biết trang web sẽ có độ tin cậy là bao nhiêu thông qua chất lượng của tổng thể các backlink trên trang đó.
- CF: Chỉ số này sẽ dựa trên số lượng backlink từ các trang web khác sẽ đánh giá độ tin cậy cùng tầm ảnh hưởng của trang web nào đó. (Hiểu đơn giản là CF chịu tác động bởi số lượng backlink. Số lượng backlink càng lớn thì chỉ số CF càng cao và ngược lại.)
>>> Để check TF & CF, bạn có thể sử dụng công cụ Majestic SEO
#6. Kiểm tra thông tin domain có đang gặp rắc rối với Google hay không?
- Kiểm tra tên miền có bị liêt vào danh sách Blacklist hay không?
Cách 1: Truy nhập địa chỉ: https://api.bodis.com/domainclassification?domain=mfacebook.vn
Thay mfacebook.vn = domain của bạn nếu kết quả trả về có dòng <bodisadvertisements>secondary</bodisadvertisements> là chứng tỏ Google Adsense đang liệt kê tên miền này vào Blacklist.
Những tên miền loại này thì khó có thể kiếm tiền được từ Parking domain, bởi vì Google Adsense không chấp nhận. Nguyên nhân có thể chủ sở hữu trước đây đã vi phạm chính sách của Google như cheat, autoclick, tự lick, đổi proxy ảo,…
Cách 2: Sử dụng cú pháp sau:https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site= tenmien
Google sẽ trả về cho bạn là có tìm thấy nội dung không an toàn nào không
- Kiểm tra website có được Google Index không
Vào Google Search gõ site:domain
Nếu không tìm thấy bất kỳ kết quả gì, thậm chí là cả nội dung trên domain đó, thì đó là một tín hiệu khá là xấu
- Kiểm tra trạng thái quá khứ của website có tốt hay không
Truy cập tại: https://archive.org/index.php
Tại đây bạn sẽ biết được lịch sử hoạt động của tên miền có tốt hay không, có phù hợp với với nội dung bạn định phát triển trong tương lai hay không.
Lưu ý: Bạn nên kiểm tra kỹ xem web có bị spam hay redirect 301 không nhé!
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi "Có nên mua tên miền cũ không? Mua domain cũ cần lưu ý gì?", hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn.