Checksum bị lỗi đồng nghĩa với việc bạn không biết file lưu trữ của mình có bị lỗi hay không? Hệ thống file rất có thể sẽ phát sinh vấn đề nào đó. Vậy, làm sao để sửa lỗi Checksum bằng lệnh fsck trong Linux?
Checksum thường được sử dụng để xác minh tính toàn vẹn dữ liệu. Checksum là một kiểm tra dữ liệu với mục đích phát hiện lỗi xảy ra trong quá trình truyền tải và lưu trữ của nó. Nó thường được áp dụng cho một file sau khi nó được nhận từ máy chủ tải xuống.Hệ thống file chịu trách nhiệm về cách dữ liệu của người dùng được lưu trữ và tổ chức. Nếu hệ thống file bị hỏng và một số phần nhất định không hoạt động thì chúng sẽ dẫn đến sự không nhất quán trong hệ thống file. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng lệnh fsck (file system consistency check). Fsck này hoạt động tại thời điểm boot.
Tại sao lại sử dụng fsck trong Linux?
- Sự cố xảy ra khi khởi động hệ thống - File có thể bị hỏng hoặc bị thiếu - Driver không hoạt động
Bước 1: Đầu tiên, hãy mở tùy chọn boot và chọn Advanced options for Ubuntu.
Bước 2: Sau đó chọn chế độ Recovery.
Chọn chế độ Recovery
Bước 3: Sau đó chọn tùy chọn fsck.
Chọn tùy chọn fsck
Nó sẽ yêu cầu hệ thống file mount lại. Chọn Yes.
Chọn Yes
Bây giờ, bạn có thể thấy màn hình sau:
Bạn sẽ thấy màn hình trên
Bước 4: Chọn Resume.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách sửa lỗi Checksum bằng lệnh fsck trong Linux, chúc bạn thưc hiện thành công!
Nguồn bài tham khảo: Quantrimang
Tips: Tham gia Channel Telegram KDATA để không bỏ sót khuyến mãi hot nào