CDN là gì? Tất tần tật những điều cần biết về CDN

 CDN là gì? Tất tần tật những điều cần biết về CDN

CDN là gì? CDN là một trong nhiều giải pháp giúp tăng tốc website hiện nay. Nhưng không phải web nào cũng nên sử dụng CDN bởi nếu không tìm hiểu kỹ thì có thể sẽ gây lãng phí hoặc làm website tải chậm hơn. Dưới đây là tất tần tật những điều cần biết về CDN, hãy cùng tham khảo nhé.

CDN là gì? Tất tần tật những điều cần biết về CDN

CDN là gì?

CDN (Content Delivery Network) là mạng lưới phân phối nội dung làm nhiệm vụ lưu giữ bản sao nội dung tĩnh bên trong website và phân phối đến nhiều máy chủ PoP được đặt trên toàn cầu. Sau đó, các PoP (Points of Presence) có nhiệm vụ gửi đến người dùng khi họ truy cập vào trang web.

Với một website không sử dụng CDN thì khi người dùng gửi request, nó sẽ được chuyển thẳng đến máy chủ chứa website để truy cập tập tin đó.

Nhưng với một website có CDN thì người dùng truy cập vào đó, các PoP gần nhất với vị trí người dùng sẽ trả nội dung về cho người dùng xem. CDN trong quá trình này sẽ giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn do lưu lượng truy cập quá tải.

Những hình thức CDN hiện nay

  • Pull/Stactic CDN: Sử dụng Pull CDN thì người dùng chỉ cần khai báo tên miền sử dụng CDN hoặc IP của máy chủ. Hệ thống sẽ tự dộng truy cập đến website và lưu lại bản sao toàn bộ nội dung tĩnh bên trong.
  • Push/Put/Post/Storage CDN: Sử dụng loại này thì người dùng cần phải upload nội dung các file tĩnh lên hệ thống CDN thông qua các giao thức FTP, HTTP.
  • Streaming CDN: Giúp phân phối nội dung phát live trực tuyến video (streaming). Nội dung streaming sẽ từ máy chủ gốc, sau đó phân phối lại cho người dùng để tiết kiệm băng thông từ máy chủ streaming gốc.

Những ưu điểm của CDN đối với website của bạn

Hiện nay, CDN được ví như chìa khóa vàng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hơn một nửa số traffic trên Internet đều có sử dụng CDN và con số này không hề có dấu hiệu giảm xuống mỗi năm. Chỉ trừ khi đối tượng phục vụ của bạn không rộng lớn thì bạn không cần thiết phải dùng CDN. Bởi:

  • Giảm tải cho máy chủ vận hành chính.
  • Giúp việc truyền tải dữ liệu nhanh hơn để website có độ truy xuất nhanh hơn dù ở bất kỳ nơi đâu.
  • Tốt cho việc đánh giá của Goolge, tăng tốc độ load site.
  • Tương thích với nhiều mã nguồn thông dụng như WordPress, Joomla, Drupal, Magento,...

Website của bạn có nên sử dụng CDN không?

CDN là gì? Tất tần tật những điều cần biết về CDN (1)

Không phải website nào cũng sử dụng CDN, bởi CDN chỉ thực sự mang đến nhiều lợi ích nếu web của bạn:

  • Có máy chủ đặt xa người dùng.
  • Traffic cao, tiêu tốn nhiều băng thông.
  • Người dùng từ khắp nơi trên thế giowisp.
  • Có sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver.

Nếu website của bạn có máy chủ đặt ở gần người dùng. Chẳng hạn website có máy chủ đặt tại Việt Nam và chỉ phục vụ cho người Việt thì khi sử dụng CDN mà các PoP không đặt tại Việt Nam thì web của bạn có thể sẽ chậm hơn. Bởi khi ấy người dùng của bạn sẽ truy cập từ các PoP khác ở xa hơn so với máy chủ gốc hiện tại.

Khi chọn dịch vụ CDN cần lưu ý điều gì?

  • Hệ thống PoP: Nên chọn các dịch vụ CDN có hỗ trợ PoP ở quốc gia mà bạn đang có nhiều người dùng nhất. Chẳng hạn tệp khách hàng của bạn ở Việt Nam thì nên chọn dịch vụ CDN có đặt PoP tại Việt Nam. Vì vậy thì chọn đơn vị cung cấp CDN thì bạn nên xem mục Network để xem hệ thống PoP của họ được đặt tại đâu.
  • Giá cả, thanh toán: Các dịch vụ CDN hiện nay đang cung cấp hai hiểu thanh toán đó là dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu (Pay-as-You-Go) hoặc thanh toán cố định hàng tháng với mỗi gói. Trong hai cách này thì nếu website của bạn không tiêu tốn nhiều băng thông thì nên chọn cách pay-as-you-go để tiết kiệm hơn, vì nếu mua gói thì sẽ không dùng hết băng thông.
  • Tốc độ: Bạn có thể đăng ký sử dụng thử (tùy nhà cung cấp) hoặc tiến hàng ping đến địa chỉ CDN bằng các công cụ khác nhau (chẳng hạn CA App Synthenic Monitor) để xem nó có thực sự tối ưu. Hoặc xem các bài đánh giá, review trên Internet.

Hướng dẫn sử dụng CDN (Content Delivery Network)

CDN sử dụng rất đơn giản là khi tiến hành tạo CDN thì bạn chỉ cần sửa lại link gốc của nội dung tĩnh trên website sang đường dẫn nội dung CDN.

Dưới đây là một ví dụ:

<img src="https://kdata.com/images/logo.png">

Ta sẽ tiến hành đổi thành:

<img src="http://tên-miền-cdn/images/logo.png">

Nếu sử dụng WordPress thì bạn sẽ có thêm một số plugin hỗ trợ tự thay đổi như W3 Total Cache, WP Super Cache hoặc CDN Enabler,…

Nhưng nếu sử dụng dịch vụ proxy CDN của CloudFlare hay Incapsula thì không cần phải thay đổi gì cả bởi tên miền đã được request thông qua CDN bởi bạn đã trỏ DNS của tên miền sang dịch vụ của họ rồi.

Tư vấn một số dịch vụ CDN chất lượng hiện nay

Một số dịch vụ CDN miễn phí đang được nhiều sự quan tâm như: CloudFare, Photon, jsDelivr, Google Hosted Library,... Các dịch vụ này có máy chủ đặt ở Mỹ, châu Âu (CloudFare) nên nếu website của bạn có người dùng ở các quốc gia này thì có thể sử dụng, nhưng nếu với người dùng trong nước thì có thể sẽ gây ra những hạn chế như trên.

Còn nếu website có lượng người truy cập chủ yếu  tại Việt Nam thì bạn nên chọn các nhà cung cấp dịch vụ CDN trong nước. KDATA là một trong những nhà cung cấp CDN với các PoP được đặt trong nước, đảm bảo đường truyền ổn định, giúp tăng tốc website hiệu quả. Liên hệ KDATA ngay hôm nay để được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về CDN.