Cáp AAE-1 lại gặp sự cố, chưa xác định kế hoạch sửa chữa cụ thể

 Cáp AAE-1 lại gặp sự cố, chưa xác định kế hoạch sửa chữa cụ thể

Sáng ngày 4/9, lại một lần nữa tuyến cáp biển AAE-1 gặp sự cố. Cho đến hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân cũng như kế hoạch sửa chữa cụ thể cho AAE-1.

Là tuyến cáp biển được đưa vào khai thác tháng 7/2017, cáp Asia Africa Europe 1 (AAE-1) có vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi HongKong (Trung Quốc), Singapore. Tuyến cáp này được ứng dụng công nghệ tiên tiến; có mạng lưới, trạm cập bờ và các điểm kết nối được hoạch định tối ưu và linh hoạt, giúp các nhà mạng có thêm nhiều phương án thiết kế để điều chuyển lưu lượng.

Tuyến cáp quang biển AAE-1 gặp sự cố lần thứ 2 trong năm

Sự cố xảy ra 7h19 ngày 4/9 trên nhánh cáp S1H là lần thứ hai tuyến cáp biển AAE-1 gặp sự cố trong năm nay. Tuyến AAE-1 gặp sự cố lần đầu trong năm 2021 vào ngày 25/5 do đứt một phần sợi quang trên phân đoạn S1H.1 và đến ngày 12/7 sự cố này đã được khắc phục xong.

Cáp AAE-1 lại gặp sự cố, chưa xác định kế hoạch sửa chữa cụ thể 1 Theo đánh giá của đại diện một ISP, sự cố xảy ra sáng 4/9 trên cáp AAE-1 ảnh hưởng khoảng 20% dung lượng kết nối Internet đi quốc tế của các nhà mạng (Ảnh minh họa)

Trong lần gặp sự cố thứ hai này, các ISP tại Việt Nam cho biết, theo thông tin từ Ban quản trị các tuyến cáp quang biển quốc tế, hiện chưa xác định được nguyên nhân và kế hoạch sửa chữa cụ thể đối với tuyến cáp biển AAE-1.

Cáp AAE-1 lại gặp sự cố, chưa xác định kế hoạch sửa chữa cụ thể 2

Theo đánh giá của đại diện một ISP, sự cố mới xảy ra trên nhánh S1H của tuyến cáp AAE-1 ảnh hưởng khoảng 20% dung lượng kết nối Internet đi quốc tế của các nhà mạng.

Các nhà mạng gấp rút bù dung lượng phục vụ kết nối

Ngay sau khi nhận được thông tin AAE-1 gặp sự cố, các nhà mạng đều đã triển khai các phương án để chuyển dung lượng sang các hướng cáp biển khác và các tuyến cáp trên đất liền nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách hàng.

VNPT cho biết nhà mạng đã triển khai tối ưu, căn chỉnh lưu lượng để đảm bảo dịch vụ cho người dùng. CMC Telecom cũng đã chủ động chuyển sang các hướng cáp khác, bao gồm cả hướng cáp xuyên Đông Nam Á (A-Grid), kết nối Internet từ Việt Nam qua các quốc gia Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Cáp AAE-1 lại gặp sự cố, chưa xác định kế hoạch sửa chữa cụ thể 3

Tương tự, để đảm bảo dịch vụ cho các khách hàng, Viettel đã bổ sung thêm hơn 900GB dung lượng băng thông quốc tế, đồng thời kịp thời điều chỉnh lưu lượng qua các hướng đất liền và cáp biển khác như IA, APG, AAE1 hướng Hong Kong…

“Sự cố trên cáp quang biển quốc tế chỉ ảnh hưởng đến tốc độ truy cập các website quốc tế tại một vài thời điểm trong ngày. Riêng các kết nối Internet trong nước vẫn diễn ra bình thường”, đại diện Viettel cho hay.

Trước đó, hồi trung tuần tháng 7, đề cập đến thời gian khắc phục sự cố trên các tuyến cáp, từ kinh nghiệm có được trong nhiều lần cáp biển gặp sự cố, ông Vũ Thế Bình, Tổng Giám đốc NetNam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) đã cho biết, việc này phụ thuộc và nhiều yếu tố như nguyên do sự cố, địa điểm xảy ra sự cố, sự sẵn sàng của các đơn vị chuyên khắc phục và đôi khi cả thời tiết. Thông thường, các sự cố cáp biển sẽ được xử lý trong vòng một vài tuần.

Hi vọng tuyến cáp quang biển AAE-1 sẽ nhanh chóng được sữa chữa để phục vụ nhu cầu học tập, làm việc, giải trí của mọi người trong mùa dịch Covid.

Nguồn bài tham khảo: ictnews