Cài và chạy Kali Linux trên Windows 10 dễ như ăn "cháo"
Chắc hẳn bạn đang cần đến một bài hướng dẫn cách cài đặt Kali Linux trên Windows 10 dễ dàng, đơn giản, không cần đến USB boot hay bất cứ một phần mềm ảo hóa gì nào, đúng không? Hãy dành ít phút đọc tiếp nhé.
Nghe có vẻ khó tin, nhưng đây là sự thật.
Kali Linux là hệ điều hành dựa trên Linux, mã nguồn mở, miễn phí và được sử dụng rộng rãi trong giới hacker, kiểm thử thâm nhập. Giờ có thể chạy Kali Linux như một ứng dụng trên Windows 10 mà không cần khởi động kép hay ảo hóa.
Kali Linux là bản phân phối Linux mới nhất được cung cấp trên Windows App Store, sau Ubuntu, OpenSUSE và SUSE Enterprise Linux.
>>> Tải Ubuntu ngay trong Windows Store tại đâyTrong Windows 10, Microsoft đã cung cấp một tính năng gọi là Windows Subsystem for Linux (WSL), cho phép người dùng chạy ứng dụng Linux trực tiếp trên Windows.
"Trong vài tuần qua, chúng tôi đã làm việc với Microsoft WSL để đưa Kali Linux lên Microsoft App Store như một bản phân phối WSL chính thức và hôm nay Kali Linux đã chính thức có mặt trên Microsoft App Store", nhóm Kali Linux cho biết.
Hướng dẫn tải Kali Linux trên Windows 10
Nếu đây là lần đầu tiên sử dụng Windows Subsystem for Linux (WSL), bạn cần bật tùy chọn này trước khi tải Kali Linux.
Làm theo các bước sau để bật WSL:
Mở Control Panel > Apps and features (hoặc Programs) > Programs and Features > Chọn Turn Windows features on or off
Chọn Windows Subsystem for Linux và lưu nó > Khởi động lại máy tính.
Hoặc cách khác là mở PowerShell dưới quyền Admin và chạy lệnh sau:
Enable-WindowsOptionalFeature -Online -FeatureName Microsoft-Windows-Subsystem-Linux Bạn mở trang Kali Linux trên Microsoft App Store, nhấn Get để tải về.
Nhấn Launch để cài đặt Kali tự động và mở cửa sổ bảng điều khiển.
Kali Linux sẽ tự động cài đặt trên Windows 10, mất khoảng 10 đến 15 phút.
Yêu cầu tạo tài khoản người dùng khi cài xong:
Bạn nhập tên người dùng, nhập mật khẩu và nhập lại mật khẩu lần nữa để xác nhận.
Nếu muốn bật GUI cho Kali Linux bạn nhập lệnh:
login to tty1 apt-get update apt-get upgrade -y apt-get install -f gdm3
Nếu Kali Linux yêu cầu quyền root, hãy thêm sudo vào trước, hãy nhớ mật khẩu đã đặt ở bước trên vì thêm sudo sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu.
sudo login to tty1 sudo apt-get update sudo apt-get upgrade -y sudo apt-get install -f gdm3
Nếu bạn quan tâm đến việc kích hoạt môi trường desktop của Kali, đây là video hướng dẫn cài xfce4 và xrdp để kết nối Kali Linux thông qua Remote Desktop.
Để cài công cụ kiểm thử thâm nhập, ví dụ như metasploit, các bạn dùng lệnh giống như trên bản Kali bình thường:
apt-get update apt-get install metasploit-framework
Nếu yêu cầu quyền root, chỉ cần thêm sudo trước các lệnh.
Bản phân phối Kali Linux này là một tin mừng với các chuyên gia bảo mật và người thử nghiệm thâm nhập với toolset hạn chế.
Kali Linux trên Windows không có bất kỳ công cụ hack hay thử nghiệm thâm nhập nào được cài đặt sẵn, nhưng bạn có thể dễ dàng cài thêm sau.
Nếu ứng dụng diệt virus hoặc Windows Defender báo Kali Linux nguy hiểm, bạn có thể kích hoạt cảnh báo sai hoặc tắt ứng dụng diệt virus tạm thời để sử dụng. Mặc dù một số người dùng báo lại vậy, nhưng khi mình cài thử thì không thấy Windows Defender thông báo gì cả.
Microsoft đang thực hiện cam kết của mình với cộng đồng mã nguồn mở. Trong năm 2013, công ty tung ra Visual Studio, một năm sau là .NET, 2015 biến Visual Studio Code Editor thành mã nguồn mở, 2016 mang Ubuntu lên Windows 10, làm việc với FreeBSD để phát triển Virtual Machine image cho đám mây Azure, chọn Ubuntu làm hệ điều hành cho các dịch vụ Big Data chạy trên đám mây và tham gia vào Linux Foundation với tư cách Platinum - mức thành viên cao nhất.
Như vậy là việc cài đặt Kali Linux trên Windows 10 trở nên đơn giản hơn rất nhiều phải không nào? Thử ngay để thấy hiệu quả trong một nốt nhạc nhé. Chúc bạn thành công!Nguồn bài tham khảo: Quantrimang