Bạn biết gì về hệ điều hành CentOS? CentOS và Ubuntu khác nhau chỗ nào?
Chúng tôi tin rằng còn rất nhiều bạn vẫn chưa biết tường tận, chi tiết về hệ điều hành CentOS, cách cài đặt ra sao cũng như sự khác biết giữa CentOS và Ubuntu. Bởi vậy nên blog.kdata sẽ trích dẫn bài viết về CentOS cho bạn tìm hiểu.
CentOS là gì và các thông tin cơ bản về CentOS
Trước tiên chúng ta sẽ bắt đầu xem xét định nghĩa CentOS nhé.CentOS là gì?
CentOS là một hệ điều hành miễn phí được xây dựng và phát triển dựa trên hệ điều hành mã nguồn mở Linux. CentOS là chữ viết tắt của “Community Enterprise Operating System”.
CentOS ra mắt công chúng vào tháng 5 năm 2004 và được phát triển dựa trên bản phân phối của Red Hat Enterprise Linux (RHEL).
Hệ điều hành này được tạo ra với mục đích chính là xây dựng nền tảng hệ thống máy chủ miễn phí dành cho doanh nghiệp và duy trì khả năng tương thích nhị phân với RHEL. Ngoài ra, CentOS còn cung cấp một môi trường hoàn hảo để thực hiện các công việc liên quan đến lập trình.
Ưu điểm
Hệ điều hành CentOS hiện đang thuộc top những bản phân phối Linux rộng rãi nhất hiện nay trên thế giới. Nó được giới IT đánh giá rất cao nhờ những ưu điểm sau:
- CentOS có rất nhiều tính năng hỗ trợ được phát triển và xây dựng từ chính cộng đồng đã tạo ra nó - Do có tính tương đồng với RHEL nên CentOS là một môi trường rất tốt để lập trình - CentOS có khả năng vận hành tốt, mượt mà trên các mainframe, đặc biệt là GUI, KDE, GNOME,… - CentOS tạo ra một môi trường giống như trên desktop, rất đơn giản . Bạn có thể sử dụng, tùy chỉnh dễ dàng với sự hỗ trợ của cộng đồng mạng và Red Hat - Môi trường mà CentOS tạo ra có tính ổn định cao nên rất được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp - CentOS được Red Hat cung cấp nhiều mã nguồn và trình quản lý gói RPM - CentOS có nhiều cấp độ bảo mật khác nhau, vì vậy nó là sự lựa chọn an toàn nhất để bảo mật thông tin kinh doanh cho doanh nghiệp.
Các thông tin cơ bản
Bạn có thể tham khảo trang chủ của hệ điều hành CentOS tại: https://www.centos.org/.
Hình thức cập nhật hệ thống CentOS: Thông qua câu lệnh Yum .
Mã nguồn mà CentOS sử dụng là mã nguồn mở tương tự Red Hat. CentOS có thể tương thích hoàn toàn với các phần mềm chạy trên Red Hat. Đặc biệt là với các phiên bản CentOS 5.0 trở về sau.
Người dùng CentOS có thể nhờ đến sự hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng lập trình thông qua các kênh social như diễn đàn, chat room hoặc list chính thức,…
Tuy nhiên, hệ điều hành CentOS chỉ hỗ trợ các kiến trúc x86 (kiến trúc tập lệnh được xây dựng dựa trên bộ vi xử lý 8086 của Intel). Cụ thể là:
- Kiến trúc tập lệnh x86 32 bit - Kiến trúc tập lệnh x86-64 (hay còn gọi là x64, AMD64 hoặc Intel64)
Lịch sử hình thành và phát triển
Nhắc đến lịch sử hình thành và phát triển của hệ điều hành CentOS, chúng ta nhất định phải biết về Tao Linux. Tao Linux là một bản sao của hệ điều hành RHEL. Vào tháng 6 năm 2006, David Parsley – cha đẻ của Tao Linux tuyên bố sẽ dừng dự án này vô thời hạn. Trong lúc đó, sau 2 năm xây dựng, CentOS lại đang trên đà phát triển. Hầu hết người dùng Tao Linux đều quyết định chuyển sang CentOS bằng câu lệnh “Yum”.
Vẫn đang tiếp tục phát triển cho đến tháng 7 năm 2009, CentOS đột ngột thông báo người sáng lập của hệ điều hành này – Lance Davis đã mất tích trong suốt năm 2008 trong khi vẫn đang giữ tên miền đăng ký của CentOS và tài khoản Paypal. Sự kiện này khiến hoạt động của CentOS tạm thời bị gián đoạn. Đến tháng 8 năm 2009, nhóm CentOS bất ngờ đưa ra thông báo rằng đã liên lạc thành công với Lance Davis và nhận lại được tên miền centos.info, centos.org.
Đến tháng 7 năm 2010, hệ điều hành CentOS chính thức trở lại “đường đua”. CentOS sau đó trở thành bản phân phối Linux phổ biến nhất. Nó chiếm khoảng 30% trong tổng số tất cả các server Linux trên thế giới.
Tháng 1 năm 2014, Red Hat đưa ra tuyên bố rằng sẽ tài trợ cho CentOS để tạo ra môi trường lập trình tốt nhất cho các nhà phát triển mã code. Kể từ đó, Red Hat chính thức trở thành đơn vị sở hữu CentOS.
Các phiên bản của CentOS
Các phiên bản của hệ điều hành CentOS được đánh số và chia làm 2 phần. Một phần là phiên bản chính và một phần là phiên bản nhỏ, tương ứng với phiên bản và cập nhật của RHEL. Ví dụ, CentOS 4.4 được tạo ra từ RHEL 4, cập nhật 4.
Bắt đầu từ CentOS 7.0 trở đi, các phiên bản cập nhật sẽ có thêm 1 dãy số cho biết ngày tháng phát hành. Ví dụ, phiên bản CentOS 7.0-1406 được phát hành tháng 6 năm 2014. Phiên bản mới nhất của CentOS hiện nay là CentOS 7.4, được phát hành ngày 13/9/2017.
Đối tượng nào nên sử dụng CentOS?
CentOS là hệ điều hành tuyệt vời dành cho máy chủ Linux nâng cao. Ngoài ra, nó cũng rất thích hợp với những ai đang muốn tìm kiếm giải pháp miễn phí nhằm thay thế RHEL.
CentOS cũng được tạo ra để phát triển máy chủ. Nếu dùng CentOS với mục đích học tập hoặc thực hiện những công tác liên quan tới lập trình thì mạng sẽ rất mạnh và ổn định.
Hướng dẫn cách cài đặt hệ điều hành CentOS
Cài đặt CentOS cơ bản
Đầu tiên tải phiên bản CentOS mới nhất về hiện nay là CentOS 8 có file ISO tiến hành burn ra đĩa.
>>> Link tải tại đây
Tạo máy ảo hoặc đưa đĩa vào ổ đĩa của máy cần cài. Tùy thuộc vào nhu cầu bạn cài CentOS cho máy chủ ảo hay máy tính cá nhân.
Khởi động máy và chọn boot vào CentOS. Lựa chọn dòng Install CentOS Linux 8.0.1905
Giao diện cài đặt CentOS
Chọn ngôn ngữ cho hệ điều hành.
Chọn ổ cứng để cài CentOS trong Installation Destination.
Sau khi chọn Done, ta sẽ quay về giao diện tiếp và chọn mục Software Selection để lựa chọn chế độ không dùng GUI.
Chọn chế độ Minimal Install để không sử dụng GUI cho hệ điều hành sau này. Sau đó chọn Done.
Nên chọn timezone chuẩn với giờ Việt Nam để dễ sử dụng hơn.
Chọn Network & Host Name để cấu hình IP và hostname.
Ta sẽ có giao diện chọn hostname và IP bên dưới. Ta click vào nút OFF để máy có kết nối về network.
Sau đó nhập hostame tùy thích và chọn Apply.
Chọn mục Configure để cấu hình card mạng ở chế độ start cùng OS.
Chọn tab Genaral và tích vào nút Automaticaly Connect to this network when it is avaible
Sau khi về menu chính, ta chọn Begin Instalation để thực hiện cài đặt.
Sau đó nhập mật khẩu cho tài khoản root. Lưu ý ghi nhớ mật khẩu này để sử dụng sau này.
Chọn nút Reboot để máy khởi động lại. Bắt đầu đăng nhập vào OS với tài khoản root và mật khẩu nhập trước đó.
Đăng nhập vào máy sau khi cài
Sau khi cài xong, máy sẽ khởi động lại và xuất hiện giao diện để ta nhập tài khoản & mật khẩu
Nhập tài khoản root và mật khẩu.
Sau khi nhập thành công, kiểm tra IP và kernel của máy CentOS 8 bằng các lệnh ip a để biết IP và uname -rms để biết phiên bản kerenl
Tới đây, ta đã kết thúc việc cài CentOS 8. Hãy sử dụng các phần mềm SSH khác để truy cập vào máy CentOS 8 để kiểm tra thêm.
Đăng nhập thử và kiểm tra việc kết nối internet.
Cách cài đặt CentOS trên Linux
Để cài đặt hệ điều hành CentOS, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1
Kiểm tra phiên bản CentOS phát hành hiện tại. Cú pháp kiểm tra: # cat /etc/redhat-release .
Bước 2
Kiểm tra các bản cập nhật của CentOS. Cú pháp kiểm tra:# yum check-update .
Bước 3
Nếu cảm thấy hài lòng với bản cập nhật, bạn có thể tiến hành cài đặt nó bằng câu lệnh: #yum update .
Bước 4:
Bạn sẽ nhận được thông tin về các package, download size. Chọn Y và nhấn Enter để cài đặt cập nhật.
Bước 5:
Sau khi cài đặt hoàn tất, khởi động lại máy với câu lệnh: #reboot .
Bước 6:
Nếu hệ thống không thể khởi động với phiên bản của hệ điều hành CentOS mới, bạn phải khởi động hạt nhân cũ rồi sau đó tiếp tục cài đặt lại phiên bản mới.
Hai hệ điều hành CentOS và Ubuntu có điểm gì giống và khác nhau?
Về cơ bản, sự khác nhau lớn nhất giữa CentOS và Ubuntu là nguồn gốc. Trong khi CentOS dựa trên RHEL thì hệ điều hành Ubuntu lại sở hữu kiến trúc Debian. Ngoài ra, giữa CentOS còn có nhiều điểm khác nhau như:
Tính ổn định và bảo mật Cách cài đặt Sự hỗ trợ Bảng điều khiển
Cụ thể như sau:
Tính ổn định và bảo mật
Ưu điểm của CentOS là có độ ổn định và bảo mật cao hơn so với Ubuntu. Nhưng điều này cũng khiến việc cập nhật CentOS phức tạp hơn. Khách hàng sử dụng CentOS sẽ không được cung cấp sẵn các bản cập nhật tự động mà phải tự update thủ công.
Sự khác biệt trong cách cài đặt
Khi dùng Ubuntu, người dùng sẽ tải các gói DEB packages bằng apt-get. Trong khi đó, hệ điều hành CentOS lại sử dụng các câu lệnh “Yum” để tải và cập nhật các gói RPM.
Sự hỗ trợ
So với CentOS thì Ubuntu nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ cộng đồng. Ngoài ra, để sử dụng được CentOS, bạn cần phải có một kiến thức nhất định về công nghệ và RHEL. Còn việc chạy hệ điều hành Ubuntu thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bảng điều khiển
Xét về khía cạnh này thì CentOS có ưu thế hơn so với Ubuntu. Hệ điều hành CentOS cung cấp môi trường tương thích cao và cục kỳ thích hợp cho hoạt động chạy máy chủ doanh nghiệp lẫn cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, web hosting.
Tóm lại, cả hệ điều hành CentOS lẫn Ubuntu đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, nếu là người mới sử dụng thì bạn nên chọn Ubuntu. Ubuntu đơn giản và có thể nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ cộng đồng lập trình. Sau đó, khi đã có sự hiểu biết nhất định về công nghệ và muốn sử dụng hệ điều hành cao cấp hơn cho máy chủ doanh nghiệp, nhất là cải thiện tính bảo mật thì CentOS là một sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Vậy là sau khi dành ít thời gian đọc qua bài viết trên đây thì bạn đã hiểu cặn kẽ về hệ điều hành CentOS, cách cài đặt cũng như sự khác biệt giữa CentOS và Ubuntu rồi đúng không nào? Nếu thấy hữu ích thì hãy để lại đánh giá của bạn ở bên dưới nhé.
Nguồn bài tham khảo: matbao