SSL miễn phí và SSL trả phí khác nhau thế nào?

SSL là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt. Hiện SSL có loại miễn phí và trả phí. Vậy 2 loại chứng chỉ này khác nhau như thế nào? Nên lựa chọn loại nào? Cùng KDATA tìm hiểu nhé!

Chứng chỉ SSL miễn phí là gì?

Chứng chỉ SSL miễn phí là loại chứng chỉ không phải trả bất kì một loại phí nào mà vẫn có thể sử dụng được. Mục đích của nó là để cung cấp quyền truy cập vào HTTPS cho tất cả các trang web ứng dụng.

Chứng chỉ SSL trả phí là gì?

Chứng chỉ SSL trả phí là chứng chỉ người dùng phải trả tiền cho nó để trang bị một trang web. SSL trả phí cũng được cấp và ký bởi tổ chức phát hành chứng chỉ đáng tin cậy (CA) và bạn có thể sở hữu nó từ website CA hoặc mua lại từ bên thứ 3.

SSL miễn phí và SSL trả phí khác nhau thế nào?

Sự khác biệt giữa SSL miễn phí và SSL trả phí

Nội dung so sánh SSL miễn phí SSL trả phí
Tính an toàn

SSL miễn phí chỉ cung cấp giấy chứng nhận giúp chứng minh bạn là người có quyền sở hữu tên miền đó. Nó không bao gồm bất kỳ các vấn đề về bảo hành, bảo đảm, các vấn đề về lạm dụng hoặc gia hạn dịch vụ.

Đối với những doanh nghiệp, cơ sở lớn như ngân hàng, kinh doanh thương mại điện tử, tổ chức chính phủ cần độ an toàn cao, việc sử dụng loại chứng chỉ SSL miễn phí là không đảm bảo vì nó không thực hiện xác thực chủ thể doanh nghiệp, cở sở, tổ chức sẽ dễ bị lợi dụng kiểu tấn công giả mạo.

 

SSL trả phí cung cấp chứng chỉ cho các tên miền đã xác thực bao gồm các vấn đề về bảo hành, bảo đảm các vấn đề liên quan đến bảo mật hệ thống. Ngoài ra các thông tin về cá nhân, doanh nghiệp, tên miền được xác thực qua Email, File hoặc DNS. Điều này làm cho việc sử dụng chứng chỉ SSL trên các hệ thống như email, tường lửa và cân bằng tải được cấu hình một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, SSL trả phí còn cung cấp mức độ xác thực Extended Validation, nó cho phép tên công ty đó được hiển thị trong thanh địa chỉ của trình duyệt rất chuyên nghiệp mà Let’s Encrypt không thể có.

Cách thức sử dụng

Chứng chỉ SSL miễn phí Let’s Encrypt sẽ được tự động cấp. Người sử dụng phải hiểu biết về lệnh trên máy chủ để thực hiện thao tác cài đặt. (Hiện nay hầu hết các nhà cung cấp hosting đều tích hợp sẵn Let’s Encrypt trong các gói hosting).

Đối với SSL trả phí, việc cấp phát certificate sẽ do CA cấp qua email đăng ký dịch vụ. Thời gian cấp phát có thể ngay lập tức cho đến 15 ngày làm việc tuỳ vào mức độ xác thực. Việc cài đặt SSL cũng sẽ được các nhà cung cấp, đại lý SSL hỗ trợ miễn phí.

Tính liên kết Mỗi máy chủ khác nhau, người dùng phải thao tác lệnh tạo vào cài đặt riêng Bạn có thể sử dụng chức năng sao chép certificate cho các server khác nhau.
Tính tập trung Người dùng phải tự quản lý với những SSL riêng biệt trên từng máy chủ. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn. Người dùng sẽ có giao diện tập trung cho việc quản lý các chứng chỉ.
Tính tương thích Tương thích hầu hết các trình duyệt phổ biến như Chrome, Firefox, Safari,…  Tương thích hầu hết các trình duyệt phổ biến như Chrome, Firefox, Safari,… Tuy nhiên đối với nhiều trường hợp đặc thù riêng thì SSL trả phí vẫn có cho mình những lợi thế hơn nhất định so với SSL miễn phí.
Hỗ trợ con dấu trang động Không cung cấp con dấu trang động (dynamic site seals)  Cung cấp con dấu trang động (dynamic site seals) giúp khách hàng truy cập website có thể yên tâm và tin cậy hơn
Chế độ bảo hiểm Không có chế độ bảo hiểm Có chế độ bảo hiểm. Khi gặp sự cố sẽ được bồi thường
Độ tương thích với các ứng dụng khác Chỉ hỗ trợ cho web service Hỗ trợ cho các ứng dụng khác như: Email, Firewall, DNS, Load Balancing v.v…
Thời hạn hiệu lực Tối đa 90 ngày, sau đó bạn cần phải gia hạn lại định kỳ Hỗ trợ đăng ký lên đến 3 năm
Hỗ trợ Wildcard SSL Không có Wildcard SSL Có Wildcard SSL 
 Khả năng hỗ trợ các định dạng tên miền quốc tế Không hỗ trợ Có hỗ trợ

Nên sử dụng SSL miễn phí hay SSL trả phí? 

SSL miễn phí và SSL trả phí khác nhau thế nào? (1)

Từ những so sánh trên có thể thấy SSL miễn phí của Let’s Encrypt là một lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp nhỏ. Lý do vì nó miễn phí và sử dụng đơn giản để bước những bước đầu tiên vào thế giới HTTPS. Let’s Encrypt là sự lựa chọn nếu muốn tạo một trang web hoặc blog nhỏ. Bởi vì họ thường không quá quan trọng về vấn đề bảo mật, an toàn dữ liệu. Bạn có thể đăng ký SSL của Let’s Encrypt để tiết kiệm chi phí.

Đối với website quy mô lớn thì tốt nhất nên lựa chọn chứng chỉ SSL trả phí. Đặc biệt khi bạn đang sở hữu một nền tảng thương mại điện tử, website ngân hàng hoặc có thực hiện thanh toán trực tuyến. Chắc chắn bạn sẽ cần mua SSL từ nhà cung cấp uy tín, đảm bảo độ tin cậy toàn diện.

Nếu có nhu cầu sử dụng SSL trả phí, bạn có thể tham khảo 3 loại SSL mà KDATA đang cung cấp hiện nay:

  • DV: Chứng chỉ SSL để chứng thực tên miền. Website này đã được mã hóa để tránh tin tặc tấn công.
  • OV: Chứng chỉ SSL để chứng thực các tổ chức được uy tín được đánh giá cao và có độ tin cậy.
  • EV: Chứng chỉ SSL mở rộng để tăng độ tin cậy đến mức cao nhất cho website.

Nếu vẫn còn thắc mắc về dịch vụ, bạn vui lòng liên hệ với KDATA qua Hotline hoặc Livechat để được hỗ trợ tốt nhất!

Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cơ bản giúp bạn nhận biết được sự khác biệt giữa SSL miễn phí & SSL trả phí. Chúc bạn luôn có cho mình những sự lựa chọn hợp lý nhất. 

Nguồn: Tổng hợp

Đến với Chứng chỉ SSL của KDATA. Với chúng tôi, an ninh mạng không còn là nỗi lo. Bảo vệ thông tin trực tuyến của bạn bằng cách mua Chứng chỉ SSL tại KDATA, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự an toàn cho website của bạn. Hãy đầu tư vào sự an toàn ngay hôm nay với KDATA!

https://kdata.vn/ssl-certificate

👉 Liên hệ ngay KDATA hỗ trợ tận tình, support tối đa, giúp bạn trải nghiệm dịch vụ giá hời chất lượng tốt nhất