Làm sao để nâng cao tính riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo?

 Làm sao để nâng cao tính riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo?

Mặc dù Zalo chú trọng đến quyền riêng tư, bảo mật của người dùng nhưng nếu bạn có thể tự bảo vệ mình bằng một số cách nâng cao tính riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo bên dưới đây thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Cùng tham khảo nhé!

Kích hoạt tính năng tăng cường bảo mật trong trò chuyện


Mã hóa đầu cuối (E2EE) là phương thức được các ứng dụng nhắn tin hàng đầu hiện nay trang bị, giúp tối ưu bảo mật nội dung trao đổi của người dùng. Vừa qua, Zalo chính thức hỗ trợ E2EE cho các cuộc trò chuyện.

Thông qua E2EE, mọi định dạng tin nhắn Zalo (văn bản, hình ảnh, video, tập tin...) được mã hóa và giải mã trực tiếp trên thiết bị người dùng. Công nghệ này mã hóa nội dung thành các dãy ký tự không mang ý nghĩa, giúp dữ liệu được bảo vệ tối đa và nội dung gốc không tồn tại suốt quá trình vận chuyển.

Ví dụ, khi người dùng soạn dòng tin “Thông tin đặt vé máy bay”, nội dung này sẽ được mã hóa thành dãy ký tự đặc biệt trên máy, chẳng hạn “kr0;f2=djn]gu*90”. Dãy ký tự sẽ giữ nguyên suốt quá trình vận chuyển cho đến khi người nhận mở tin nhắn, tin nhắn mới giải mã về nội dung gốc trên máy người này.

Làm sao để nâng cao tính riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo? 1
Mã hóa đầu cuối giúp tối ưu bảo mật cho người dùng, đảm bảo chỉ thiết bị người gửi và nhận mới có thể giải mã nội dung tin nhắn.
Để nâng cấp, người dùng bấm “Tùy chọn” trong hội thoại, tìm “Mã hóa đầu cuối” và ấn chọn.

Cài đặt mã khóa Zalo giúp tăng cường tính bảo mật cho tài khoản, ngăn chặn bất kỳ ai tò mò xem nội dung trên app nhắn tin. Người dùng có thể đặt mã khóa với dạng chữ số, dấu vân tay hay Face ID nếu thiết bị có hỗ trợ các công nghệ này.

Để thiết lập, bạn nhấn vào “Cài đặt” trong Zalo, chọn “Tài khoản và bảo mật”, sau đó bấm tiếp “Đặt mã khóa Zalo”. Trong trường hợp quên mã khóa, người dùng phải xóa ứng dụng và cài đặt lại trên điện thoại.

Ngoài ra, bạn có thể thiết lập mật khẩu cho từng cuộc hội thoại quan trọng bằng cách bấm “Tùy chọn” tại cuộc trò chuyện, chọn “Ẩn trò chuyện” và nhập mật khẩu.


Làm sao để nâng cao tính riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo?2
Thiết lập mã khóa Zalo giúp tăng cường bảo mật cho tài khoản

Xác thực hai lớp được phát triển nhằm tăng cường an ninh, bảo vệ tài khoản của người dùng thêm an toàn. Thay vì chỉ cần nhập mật khẩu như thông thường, người dùng sau khi kích hoạt xác thực hai lớp còn được yêu cầu điền thêm mã kích hoạt gửi về số điện thoại đăng ký Zalo bất cứ khi nào đăng nhập lại ứng dụng.

Nhờ vậy, mỗi khi có xâm nhập tài khoản trái phép, người dùng cũng được cảnh báo trước và tài khoản đảm bảo an toàn.

Để thiết lập bảo mật hai lớp, người dùng vào “Cài đặt”, chọn “Tài khoản và bảo mật”, sau đó bật “Xác thực hai lớp”.

Có thể bạn muốn xem thêm: Zalo thu phí người dùng, đâu là ứng dụng thay thế tốt nhất?

Thiết lập cài đặt tin nhắn tự xóa trên Xalo 

Tin nhắn tự xóa trên Zalo cho phép nội dung trano đổi tự biến mất sau khoảng thời gian nhất định từ phía người gửi và nhận mà không cần thực hiện xóa thủ công. Thời gian thiết lập tin tự xóa là 1, 7 hay 30 ngày tùy nhu cầu của người dùng. Ngoài sự thuận tiện, tính năng này còn giúp người dùng tiết kiệm thời gian với các cuộc trò chuyện quan trọng, thông tin chỉ muốn chia sẻ một lần.

Để thiết lập, người dùng vào cuộc trò chuyện, bấm “Tùy chọn”, sau đó chọn “Tin nhắn tự xóa” và tùy chỉnh thời gian theo nhu cầu để kích hoạt.


Làm sao để nâng cao tính riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo?3
Người dùng thực hiện 3 bước đơn giản để thiết lập tin nhắn tự xóa cho Zalo

Chặn cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ nghĩa là với thiết lập này, ai chưa trở thành bạn bè Zalo sẽ không thể liên lạc với bạn qua nền tảng. Tính năng này khá hữu ích với những người thích sự riêng tư, không muốn bị làm phiền.

Trong phần “Cài đặt”, người dùng chọn mục “Quyền riêng tư” và tắt tùy chọn “Nhận tin nhắn từ người lạ”. Để chặn người lạ gọi điện, người dùng bấm vào “Ai có thể gọi cho bạn” trong “Quyền riêng tư” rồi tùy chỉnh.

Thiết lập lại nguồn kết bạn giúp chủ tài khoản quyết định người khác có thể tìm thấy Zalo của mình bằng cách nào. Các nguồn kết bạn trên Zalo hiện nay gồm số điện thoại, username, mã QR, nhóm chung, danh thiếp và cả những người có thể bạn quen. Thậm chí, Zalo còn có tính năng tự động thêm bạn bè từ danh bạ.

Để kiểm soát các nguồn kết bạn từ cộng đồng người dùng Zalo, bạn vào “Cài đặt”, chọn “Quyền riêng tư” và thiết lập lại nguồn kết bạn đúng nhu cầu.


Làm sao để nâng cao tính riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo?4

Kiểm soát nguồn bạn hỗ trợ người dùng tăng cường quyền riêng tư


Cài đặt người xem nhật ký là tính năng hỗ trợ người dùng thiết lập tùy chỉnh cho một tài khoản trong danh bạ được xem nội dung mình đăng tải trên Zalo hay không. Để thực hiện chức năng này, người dùng mở cuộc trò chuyện, bấm vào “Tùy chọn” và chọn phần “Cài đặt cá nhân”, sau đó mở thiết lập “Chặn người này xem nhật ký của tôi” để ẩn nhật ký Zalo.

Người dùng chỉ mất vài phút để thiết lập các tính năng có sẵn trên Zalo, từ đó đảm bảo sự riêng tư, tăng cường an toàn thông tin và bảo mật trên không gian mạng.

Trên đây là một số cách đơn giản giúp bạn nâng cao tính riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo của mình. Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị cùng ứng dụng Zalo. 

Nguồn bài tham khảo: Zingnews