Nếu không có SSL thì website của bạn sẽ thế nào?

 Nếu không có SSL thì website của bạn sẽ thế nào?

SSL hiện nay được xem là một giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc bảo mật thông tin của người dùng. Như vậy, nếu không có SSL thì website của bạn sẽ như thế nào?

Nếu không có SSL thì website của bạn sẽ thế nào?

SSL (Secure Sockets Layer) là công nghệ bảo mật tiêu chuẩn được thiết lập để liên kết giữa trình duyệt và máy chủ web. Với liên kết này, dữ liệu được truyền đi không bị xâm nhập hay thay đổi thông tin trong quá trình truyền.

SSl  giúp đảm bảo 2 nhiệm vụ chính đó là:

  • Xác thực 2 phía gồm đối tượng truyền (máy chủ Server) và đối tượng nhận (máy khách Client). Việc này sẽ giúp người dùng tránh được những trường hợp giả mạo thương hiệu hoặc tin tặc.
  • Nhiệm vụ mã hóa thông tin, giúp thông tin được bảo mật ở mức cao nhất, chỉ người gửi và người nhận mới có thể đọc được thông tin đó.

Website của bạn sẽ thế nào khi không có SSL?

Rò rỉ dữ liệu

Nếu website của bạn không có SSl, mọi thông tin đều sẽ được truyền theo một cách thuần túy, cũng có nghĩa là bạn sẽ không thể xác thực được người gửi, người nhận có đúng đối tượng không hay có giả mạo hay không.

Thông tin được truyền đi cũng không được mã hóa, điều này sẽ tạo cơ hội cho các hacker và những đối tượng đang có ý định đánh cắp thông tin, thay đổi thông tin.

Tùy vào từng website mà bạn rất có thể sẽ phải đối mặt với việc mất thông tin cá nhân khác nhau. Đối với những loại giao dịch như mua bán online, thẻ ATM, thẻ tín dụng thì người dùng có khả năng sẽ bị phát tán rất nhiều thông tin cá nhân như số tài khoản thẻ hoặc các thông tin cá nhân quan trọng khác.

Dữ liệu không vẹn toàn

Nếu một website không có SSL thì dữ liệu của bạn có thể bị xâm nhập trong lúc truyền dữ liệu đến người nhận. Hoặc thậm chí có thể bị thay đổi thông tin dữ liệu trong quá trình truyền. Và việc thông tin gửi/nhận không được mã hóa sẽ rất dễ dẫn đến thay đổi, đánh cặp thông tin để làm lợi hoặc tống tiền đối với cá nhân, doanh nghiệp đó.

Nếu không có SSL thì website của bạn sẽ thế nào? (2)

Giả mạo thương hiệu

Ngày nay, việc website giả mạo thương hiệu đã không còn là vấn đề xa lạ gì nữa trong thời đại Internet phát triển. Với chứng SSL dạng EV và OV thì website của bạn sẽ được chứng thực thông tin doanh nghiệp khi đăng ký trong thời gian từ 5-7 ngày để đảm bảo về tính xác thực và an toàn. Điều này sẽ giúp cho người dùng và khách hàng của bạn dễ dàng phân biệt được đâu là websie “chính hãng” và đâu là website “giả mạo”.

Đối với những website không có SSL thì rất dễ bị giả mạo thương hiệu với mục đích xấu và còn có thể gây thiệt hại lớn cho bản thân doanh nghiệp đó.

Goolge không đánh giá cao

Google đánh giá khá cao việc website có trang trị SSL. Hơn hết là bất kỳ doanh nghiệp nào cũng bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để SEO cho website lên TOP tìm kiếm của Google. Và từ lâu Google vốn đã ưu tiên với những website có sử dụng giao thức HTTPS và các trình duyệt hiện nay đều hiện chữ không bảo mật với các website không dùng HTTPS.

Chính vì vậy, việc có chứng chỉ SSL để sử dụng giao thức HTTPS cho website dường như là một điều bắt buộc để giúp web của bạn có được thứ hạng tốt trên trang tìm kiếm của google.

Hiện nay, với sự đòi hỏi cao và nghiêm ngặt trong vấn đề bảo mật thông tin thì các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng trang bị những công cụ và phần mềm nhằm giúp tăng độ tin cậy trong trải nghiệm và nâng cao uy tín đối với doanh nghiệp.

Với nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ trên nền điện toán đám mây, Kdata đã trở thành đối tác của hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước. Dịch vụ SSL của Kdata cung cấp nhiều gói đa dạng, phù hợp với từng nhu cầu và mục đích của doanh nghiệp.